Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Câu 1: Giả sử ti suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995 - 2000. Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ vào bảng.

Lời giải:

- Các kí hiệu:

   + Tg: tỉ suất tăng dân số tự nhiên.

   + Cho dân số thế giới năm 1998 là D8, năm 1999 là D9, năm 2000 là D0, nàm 1997 là D7, năm 1995 là D5

   + Công thức tính: D8 = D7 + Tg . D7 = D7 (Tg +1).

   + Áp dụng công thức trên, tính được:

   D8 = D8/ (Tg + 1) = 975/1,021955,9 (triệu người)

   D9 = D8 + Tg . D8 = D8 (1+ Tg). D9 = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.

   D5 = 918,8 triệu người.

   D0 = D9(1 + Tg) = 994,5 . 1,021 = 1014,4 triệu người

- Kết quả thể hiện thành bảng sau:

Năm 1995 1997 1998 1999 2000
Dân số (triệu người) 918,8 955,9 975,0 994,5 1014,4

 

Câu 2: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

Lời giải:

- Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động tự nhiên của dân số, là hiệu giữa số sinh và số chết. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xem là động lực phát triển dân số.

- Gia tăng dân số cơ học: Là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: Xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến vấn đề số dân nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiéu khi nó lại có ý nghĩa quan trọng.

Nguồn : địa 10
 
Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến