Đàn Organ Yamaha chính hãng - Đức Trí Music
LỊCH SỬ ĐÀN ORGAN
Đàn organ, hay đàn keyboard, là một loại nhạc cụ tương đối lâu đời, có từ thời Ctesibius của Alexandria (285 - 222 TCN), người đã phát minh ra tiền thân của đàn organ - đàn thủy cầm (hay đại phong cầm), một loại đàn ống thổi bằng không khí, trong đó nguồn năng lượng đẩy không khí được lấy từ nguồn nước tự nhiên hoặc bằng máy bơm thủ công, sau này được thay thế bằng ống thổi bằng chì.
Trong khoảng thời gian dài sau đó, những cây đàn organ này được sử dụng rộng rãi từ các trò chơi, âm nhạc thế tục (phi tôn giáo), cung đình đến khi chúng du nhập vào Tây Âu và dần dần chiếm một vị trí nổi bật trong phụng vụ của Giáo hội Công giáo vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7.
checkimg('https://ductrimusic.vn/files/pipe_organ_organ_church_organ_musical_instrument_pipe-899527-UJiq1NxQlN.jpg')
Ở Anh "Cây đàn organ đầu tiên có ghi chép chi tiết được xây dựng tại Nhà thờ Winchester (Thế kỷ thứ 10). Đó là một cỗ máy khổng lồ với 400 ống, cần hai người chơi và 70 người thổi nó, và âm thanh của nó có thể vang xa khắp thành phố". Từ thế kỷ 12, đàn organ bắt đầu phát triển thành một nhạc cụ phức tạp có khả năng tạo ra các âm thanh khác nhau, đến cuối thế kỷ 17, đại phong cầm phát triển đến mức có thể mang đến một bản nhạc hoàn chỉnh mà trước đây phải cần có một dàn nhạc mới thực hiện được.
Do chi phí cao và tốn nhiều diện tích lắp đặt, đàn organ điện tử lần đầu tiên được phát triển vào những năm 1930, mô phỏng âm thanh của ống đàn organ bằng cách sử dụng dòng điện để cung cấp năng lượng cho loa. Kỹ thuật chơi cũng giống như các loại đàn organ thông thường. Trong những năm 1970, các nhà sản xuất đã thay đổi từ tạo âm thanh tương tự sang mạch kỹ thuật số, do đó chất lượng mô phỏng đã được cải thiện. Và kể từ đó đến nay, đàn organ đã không ngừng được tân tiến để trở nên hiện đại hơn, cho cảm giác chân thực hơn bao giờ hết.
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀN ORGAN
Nhận biết
Ngoại hình: So với đàn piano cơ, đàn organ có kích thước nhỏ hơn nhiều và thân ngoài được làm bằng nhựa cứng, một số loại có loa tùy theo dòng đàn chuyên biệt.
Số lượng phím đàn: Số phím của đàn organ thường ít và đa dạng hơn, từ 25 đến 88 phím, dành cho nhiều đối tượng từ các bé nhỏ (25 phím) đến người lớn, bao gồm loại 49, 61, 76 và 88 phím.
Tính chất phím: Phím đàn organ có trọng lượng nhẹ hơn, cho phép người chơi dễ dàng rải phím chỉ với một lực nhỏ. Ngoài ra, nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác như đàn piano, hãy dùng tính năng Touch Response/Sensitivity để tạo ra âm thanh lớn nhỏ tùy theo lực nhấn, giúp biểu đạt giai điệu tốt hơn, cảm xúc hơn.
checkimg('https://ductrimusic.vn/files/dan-organ-tot-nhat-ODPE7aLnOw.jpg')
Tiếng: Đây là một điểm đặc biệt của đàn organ nhờ vào các cải tiến trong kỹ thuật sampling (Ghi lại mẫu tiếng từ âm thanh thật để tích hợp vào bộ nhớ của chúng), từ đó, chúng có thể mô phỏng hoàn hảo tiếng đàn violon, guitar, sáo, kèn, tiếng sấm, tiếng chim hót,... và hàng trăm loại âm thanh khác.
Giai điệu: Một cây đàn organ thông thường có khoảng 100 điệu, đa dạng từ Pop, Rock, Dance đến Ballad, Jazz, Blues, Latin,... và có cả các phần biến tấu qua từng giai đoạn của bài hát làm cho bản nhạc thêm phần sinh động. Để sử dụng đàn, bạn cần dùng cả 2 tay, tay trái giữ hợp âm, tay phải để rải phím.
Màn hình: Màn hình trên đàn organ ngày càng hiện đại hơn, không chỉ là vài con số và chữ như trước, mà là Backlit Graphic LCD (màn hình đồ họa tinh thể lỏng có đèn chiếu hậu giúp nhìn rõ trong bóng tối) cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn. Trên cây đàn Yamaha Tyros organ còn có LCD màu rực rỡ trông rất bắt mắt.
Nguyên lý hoạt động của đàn organ
Nếu như đàn piano hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học dưới sự tác động của trọng lực, đàn organ phải sử dụng điện, với bàn phím hoạt động dựa trên bộ nhớ chứa âm thanh thu sẵn, và được điều chỉnh tần số cụ thể cho từng phím.
Chức năng
Bên cạnh chức năng hòa đệm để tạo ra những giai điệu tuyệt vời, đàn organ còn sở hữu nhiều chức năng khác như:
- Touch Response: tạo hiệu ứng âm mạnh hay yếu như khi chơi piano
- Auto harmonize: tự động tạo quãng hòa âm
- Transpose: dịch cao độ tự động
- Các chức năng hiệu ứng âm thanh như: chorus, reverb, pitch bend (Tonewheel rotates), các bàn đạp kéo/thả/giữ tiếng của piano
- Kết nối với thiết bị lưu trữ ngoài, thu âm, soạn giai điệu, bộ nhớ thay cài đặt nhanh (registration),...
GIÁ ĐÀN ORGAN
Với sự phổ biến của đàn organ trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng tại nhà riêng, phòng tập, buổi tiệc hay thậm chí là ở các buổi biểu diễn chuyên nghiệp của nhiều nghệ sĩ đình đám. Vì vậy, "Giá đàn organ là bao nhiêu? Giá đàn organ liệu có phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân hay không?" sẽ là câu hỏi được rất nhiều tín đồ quan tâm.
Với việc sử dụng công nghệ DSP hiện đại, đàn organ được chia làm 2 loại chính: Đàn organ điện tử phổ thông (61 phím) và đàn organ điện tử chuyên nghiệp (88 phím). Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chúng được tích hợp thêm nhiều tính năng phụ, hỗ trợ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, vì vậy mà giá đàn organ cũng rất đa dạng.
Giá đàn organ điện tử phổ thông
Đối với loại thông thường, giá đàn organ giao động từ hơn 1 triệu đồng đến khoảng dưới 10 triệu đồng. Ở mức giá này, chúng phù hợp với những người mới bắt đầu học đàn hoặc sử dụng tại nhà cho mục đích giải trí đơn thuần.
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.