Lễ hỏi gồm những gì theo đúng phong tục, bạn đã biết?
Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam là một chuỗi các nghi lễ đầy ý nghĩa, đôi khi khiến cho các cặp đôi trẻ cảm thấy bỡ ngỡ. Nếu bạn đang tò mò và muốn hiểu rõ về các nghi thức truyền thống trong lễ hỏi, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!
1. Lễ hỏi là lễ gì?
Lễ hỏi, hay còn gọi là đám hỏi, lễ đính hôn, là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Thường được tổ chức sau lễ dạm ngõ và trước ngày lễ cưới, đây là dịp mà gia đình nhà trai đến nhà gái mang theo lễ vật để xin phép và chứng kiến khoảnh khắc ý nghĩa khi chú rể trao cho cô dâu chiếc nhẫn đính hôn, thay cho lời hứa về một cuộc hôn nhân hạnh phúc và viên mãn.
checkimg('https://lh6.googleusercontent.com/u5FrcMtX1GLQvwGGxpvxg2xf5K3wdnmV2XoOIowv8gFFJq0J2hcKMT41_7f-bTSKjLZWmOSeyjgczEbBlxhMDh34R8Y9Df960j2NQ1UyCR_9qbfDo6i_S4hJdL3B8Nqlp46CtGu2DzInezbusNaS7zI')
Lễ hỏi gồm những gì theo thủ tục truyền thống Việt Nam?
2. Lễ hỏi gồm những gì theo đúng phong tục Việt nam
Tại từng khu vực, địa phương trong cả nước, có những nghi lễ và thủ tục riêng biệt cho lễ hỏi. Mặc dù vậy, về cơ bản, một lễ hỏi thường bao gồm:
2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức
Điều đầu tiên mà bạn cần chú ý cho lễ ăn hỏi là việc xác định trước thời gian và địa điểm tổ chức. Trên thực tế, hai bên gia đình sẽ xác định thời gian và địa điểm ngay trong lễ dạm ngõ trước đó, nhà trai sẽ lựa chọn ngày lành tháng tốt sau đó thông báo với nhà gái. Nếu được phía gia đình nhà gái thông qua, nghi lễ sẽ được tiến hành đúng theo thời gian đã được quyết định.
Về địa điểm, lễ hỏi chủ yếu được tổ chức tại gia đình nhà gái. Vì đây là ngày mà gia đình chính thức hứa gả cô dâu cho nhà trai, chính vì vậy trước ngày diễn ra đám hỏi, nhà gái thường chuẩn bị kỹ càng để tiếp đãi đón nhà trai đến làm lễ.
2.2. Chuẩn bị tráp lễ vật ăn hỏi
Trong khi nhà gái chuẩn bị địa điểm tổ chức nghi lễ thì nhà trai dành thời gian để chuẩn bị tráp lễ vật ăn hỏi đem đến nhà gái. Tùy thuộc vào từng vùng miền, phong tục ở mỗi nơi mà số lượng lễ vật đám hỏi sẽ khác nhau. Đối với miền Bắc, các tráp ăn hỏi sẽ là số lẻ 3, 5, 7 hoặc 9 tráp, còn ở miền Nam số tráp ăn hỏi lại là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 tráp. Hơn nữa, tùy theo vùng miền mà thành phần mâm lễ sẽ có sự thay đổi.
Tuy nhiên, yêu cầu với mâm hỏi ở thời điểm hiện tại đã trở nên linh hoạt hơn. Về cơ bản, các gia đình có thể chuẩn bị các mâm hỏi như năm mâm lễ hỏi, bảy mâm lễ hỏi và chín mâm lễ hỏi.
2.2.1. Năm mâm lễ hỏi gồm những gì?
Năm lễ hỏi được nhiều gia đình lựa chọn nhất, bởi phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ lễ vật ăn hỏi theo nghi thức truyền thống.
Năm mâm lễ hỏi sẽ bao gồm trầu cau, rượu - thuốc, hoa quả, trà và bánh. Tùy theo phong tục và văn hóa mỗi vùng miền, bánh có thể là bánh cốm, bánh dẻo, hay bánh phu thê. Đặc biệt, trầu cau là lễ vật truyền thống không thể thiếu trong mâm lễ dạm ngõ bởi đó là sự tượng trưng cho mối quan hệ gắn kết và son sắt của cặp đôi.
2.2.2. Bảy mâm lễ hỏi gồm những gì?
Nếu gia đình lựa chọn chuẩn bị 7 mâm lễ hỏi, thì sẽ tương ứng với trầu cau, rượu - thuốc, hoa quả, trà, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen. Theo truyền thống phương Đông, số 7 được xem là con số may mắn, tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đủ đầy, khi gia đình lựa chọn bảy lễ hỏi đó cũng là mong ước cặp đôi có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.
2.2.3. Chín mâm lễ hỏi gồm những gì?
Chín mâm lễ ăn hỏi gồm những gì? thường bao gồm trầu cau, rượu – thuốc lá, bánh cốm, trà, hoa quả, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc, heo quay. Đây là mâm lễ hỏi tốn kém hơn nhiều so với 5 mâm lễ hỏi và bảy mâm lễ hỏi, thể hiện lời chúc cho cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu của cặp đôi
checkimg('https://lh3.googleusercontent.com/JaA5Ff0w1i7bxjQ7OgHPhVZeiAKgML-39_3Yj98yGjxnTR-4HKg6bYCO9P2o_vVRJsOoQgCL1z0cVlLI14NDLRanm0YGqogRSTTM9Ao-X0y-oh2KTO0cZTj-m1WQNoyQ94nbsCZc7rQPaUkz6vByL7I')
Lễ hỏi gồm những gì theo thủ tục truyền thống Việt Nam?
2.3. Thành phần tham gia lễ ăn hỏi
Thành phần tham gia của lễ ăn hỏi cần xác định từ trước, đối với lễ ăn hỏi của nhà trai, thành phần tham dự thường là chú rể, chủ hôn nhà trai, bố mẹ, ông bà, họ hàng và bạn bè thân thiết. Đặc biệt, phía nhà trai sẽ nhờ các bạn nam độc thân để bưng tráp lễ, số lượng người bưng tráp tùy theo số sính lễ mà nhà trai chuẩn bị. Đối với nhà gái, thành phần tham dự sẽ là cô dâu, bố mẹ, ông bà, họ hàng, bạn bè thân thiết và đội bê tráp nữ.
2.4. Chuẩn bị nhẫn đính hôn
Chú rễ nên chuẩn bị nhẫn đính hôn từ trước và trao cho cô dâu trong lễ hỏi như tín vật đánh dấu cột mốc quan trọng, minh chứng cho câu chuyện tình yêu của cả hai. Tùy vào điều kiện kinh tế mà chú rễ có thể lựa chọn chiếc nhẫn đính hôn với kiểu dáng, chất liệu trong tầm ngân sách hợp lý như nhẫn đính hôn Solitaire, nhẫn Halo, Bridge Accent...
2.5. Chuẩn bị lễ nạp tài theo phong tục
Lễ nạp tài là một nghi lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Lễ nạp tài là dịp để nhà trai mang một số lễ vật và tiền bạc đến nhà gái để bày tỏ lòng biết ơn và san sẻ một phần nhỏ chi phí với cha mẹ cô dâu, hay còn gọi là lễ đen. Số tiền sẽ được đặt vào 3 hoặc 5 phong bì đỏ để dâng lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Ngày nay, thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam đã đơn giản hóa hơn rất nhiều, có nhiều gia đình, nhiều vùng miền đã lược bớt lễ nạp tài trong nghi lễ.
checkimg('https://lh4.googleusercontent.com/xArvbtSMBIsR0mtw0GjB33UzrPWRQNZi6SXXhSAhOZh-6Gu5-uxF-quhYe8jWakcQEWUEANNGTLzbC_aVds0tfLrk2iirAAGsDEFFkECMJ-axWmz13p0NAEKgAWxDCBBKC9_w_z_6A-XhC29UwejKD4')
Lễ hỏi gồm những gì theo thủ tục truyền thống Việt Nam?
3. Quy trình lễ ăn hỏi diễn ra như thế nào?
Nếu đã tìm hiểu về lễ hỏi gồm những gì, bạn nên tìm hiểu thêm về quy trình lễ ăn hỏi diễn ra như thế nào để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho đám hỏi của mình nhé! Trình tự lễ đám hỏi thường sẽ gồm những việc như sau:
- Mời nước, trò chuyện, rước lễ vật: gia đình hai bên sẽ tiến hành giới thiệu thành phần tham dự, đại diện của mỗi bên sẽ đứng lên phát biểu để trao và nhận mâm lễ.
- Cô dâu ra mắt 2 bên gia đình: sau khi đại diện gia đình hai bên đã trao đổi với nhau, cô dâu sẽ bước ra ngoài để ra mắt hai bên họ hàng.
- Thắp hương gia tiên: đại diện gia đình nhà gái sẽ đặt mâm lễ lên bàn thờ gia tiên để cô dâu, chú rể tiến hành thắp hương trước gia tiên.
- Bàn về lễ cưới: hai bên gia đình sẽ tiếp tục nói chuyện, bàn về thủ tục ngày cưới.
- Lại quả nhà trai: trước khi nhà trai ra về, nhà gái sẽ lấy một số lễ vật mà nhà trai mang tới và đưa lại cho nhà trai, đây gọi là lễ lại quả (hay lễ lại mặt).
checkimg('https://lh3.googleusercontent.com/QbVVvI20p91hbrrS4gUFXqr8pNoIOJqeSbe3R8mSXKF4r_4hS7VqGbAgYyHYFv46FF2jSJvCSe1nRMVbj6dVXQaW4GKL_GzI-9stbqcuQi41O-c4ITRYb1Ngb-Qh49xxy6QsNSc7AopSaxAqvUnOzXU')
Lễ hỏi gồm những gì theo thủ tục truyền thống Việt Nam?
Hi vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hỏi gồm những gì theo thủ tục truyền thống Việt Nam, để chuẩn bị thật chu đáo cho ngày trọng đại của mình. Bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian suy nghĩ về ngày cưới và cặp nhẫn cưới hoàn hảo của đôi bạn nhé!
Là thương hiệu trang sức được các cặp đôi trẻ hiện đại yêu thích nhất hiện nay, Tierra Diamond ghi dấu ấn với những thiết kế nhẫn cưới - nhẫn cầu hôn đa dạng kiểu dáng, được tạo tác tinh xảo, tận tâm. Đến với Tierra Diamond, đôi bạn sẽ được trải nghiệm trong không gian mua sắm thoải mái cùng chế độ tư vấn 1-1, đảm bảo sự riêng tư, giúp đôi bạn tìm ra cặp kỷ vật ưng ý trong tầm ngân sách. Bên cạnh đó, với chính sách bảo hành, thu đổi cạnh tranh lên đến 100% cùng chế độ giao hàng miễn phí toàn quốc, đôi bạn có thể tự tin mua sắm dù ở bất kỳ đâu. Hãy ghé Tierra ngay hôm nay để sở hữu cặp nhẫn cưới cho ngày trọng đại của mình, bạn nhé!
Xem thêm tại:
Lễ hỏi gồm những gì theo thủ tục truyền thống Việt Nam?
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.