Sang Nhượng Công Ty Cần Chú Ý Điều Gì?
Đa số những khái niệm về chuyển nhượng công ty đều khiến mọi người băn khoăn và nhầm lẫn. Tuy nhiên, những vấn đề sang nhượng chuyển nhượng tên công ty cho người khác và mua bán doanh nghiệp là khác biệt nhau hoàn toàn. Vậy hãy cùng AZTAX tìm hiểu rõ hơn về khái niệm thủ tục chuyển nhượng công ty và một số điều lưu ý nhé!
1. Chuyển nhượng là gì? Thế nào là chuyển nhượng công ty?1.1 Chuyển nhượng là gì?
Chuyển nhượng là chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của mình sang cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Cá nhân, tổ chức đó sẽ có quyền được sở hữu, sử dụng, quản lý, và nhận tất cả các giá trị từ tài sản đó.
1.2 Chuyển nhượng công ty
Chuyển nhượng công ty có thể hiểu là chuyển nhượng một phần vốn góp hoặc toàn bộ công ty của chủ sở hữu cho cá nhân/tổ chức/cổ đông/thành viên góp vốn mới.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục chuyển nhượng công ty khác nhau và quy định chuyển nhượng cũng sẽ khác nhau, cụ thể: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh,...
2. Thủ tục chuyển nhượng công ty
Những thủ tục, hồ sơ giấy tờ sang nhượng doanh nghiệp nhìn chung không có nhiều sự khác biệt. Ngoài ra, có 2 loại hình thức sang nhượng là sang nhượng toàn bộ công ty chủ sở hữu hoặc chuyển nhượng một phần vốn góp cho cá nhân/tổ chức/thành viên góp vốn mới/cổ đông. Nhưng bài viết sau đây chỉ đề cập đến thủ tục nhượng công ty của chủ sở hữu.
Đọc qua bài viết: Thủ tục chuyển nhượng công ty
2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị
Các hồ sơ, giấy tờ và quy trình làm thủ tục sang nhượng công ty bao gồm:
Hồ sơ đăng ký thay đổi kinh doanh:
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân chuyển nhượng
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển nhượng vốn
Tuy nhiên loại hồ sơ này đối với công ty TNHH 1 thành viên phải bổ sung các giấy tờ:
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty;
- Điều lệ công ty sửa đổi;
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải bổ sung:
- Biên bản họp Hội đồng thành viên;
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Danh sách thành viên của công ty;
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Về thủ tục chuyển nhượng công ty cổ phần, hồ sơ chuẩn bị cần thêm:
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
- Điều lệ công ty sửa đổi.
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân
Các loại hình doanh nghiệp khi chuyển nhượng công ty cho người khác đều thực hiện hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân như nhau, cụ thể:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
- Các chứng từ có liên quan đến chuyển nhượng vốn góp gồm: phiếu thu, chi, sổ hạch toán tài khoản 411, 111,...
- Giấy giới thiệu.
2.2 Thủ tục chuyển nhượng công ty
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết như trên: hồ sơ đăng ký thay đổi kinh doanh, hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân
Bước 2: Tìm kiếm, xác định tư cách của người nhận chuyển nhượng dựa theo khoản 1 và 2 Điều 18 luật Doanh nghiệp 2014 quy định
Công ty có nghĩa vụ phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thay đổi đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày.
Cá nhân hoặc đơn vị phải kê khai, nộp hồ sơ thuế thu nhập cá nhân cho bên được chuyển nhượng tại cơ quan quản lý thuế trong vòng 10 ngày từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.
Bước 3: Chờ nhận kết quả
Doanh nghiệp sẽ được nhận kết quả trong vòng 05 - 08 ngày khi làm việc với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh và từ 10 - 15 ngày đối với thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân nếu hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo thêm: Thuế chuyển nhượng công ty
3. Những lưu ý trong thủ tục chuyển nhượng
Việc sang nhượng doanh nghiệp luôn cần sự cẩn trọng và trung thực từ 2 bên. Do đó, để không phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn, bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đều nên chú ý các vấn đề sau:
Đối với bên chuyển nhượng:
Để tránh rủi ro về mặt pháp lý sau khi đã sang tên công ty cho người khác, những hồ sơ về thuế như: báo cáo tháng, quý, quyết toán thuế, báo cáo tài chính,...; các nghĩa vụ tài chính của công ty: các khoản nợ thuế, tiền phạt thuế, phí,...phải được đơn vị kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện thủ tục sang nhượng công ty.
Đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân có quyền chuyển nhượng công ty của mình cho các cá nhân và tổ chức khác. Và bên cạnh đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trước khi chuyển nhượng doanh nghiệp hoặc không cần chịu trách nhiệm khi đã thỏa thuận với bên nhận chuyển nhượng và chủ nợ doanh nghiệp.
Đối với bên nhận chuyển nhượng:
Quyền và nghĩa vụ bên nhận chuyển nhượng sẽ không thay đổi vì không làm thay đổi tư cách pháp nhân, do đó, khi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nên lưu ý một số vấn đề sau:
Thực hiện thẩm định pháp lý, tài chính, tài sản của doanh nghiệp
Xác định chính xác các khoản nợ, nghĩa vụ trước và tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng.
Yêu cầu bên chuyển nhượng ghi rõ những nội dung liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng.
Xem thêm: Chuyển nhượng pháp nhân công ty
AZTAX - Kế toán trọn gói
Hotline: 0932.383.089
Email: cs@aztax.com.vn
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.