Worldcup888 phân tích: Bí ẩn từ những số áo cầu thủ: Số 1 không phải là thủ môn!

 

Luật bóng đá không quy định cầu thủ giữ vai trò gì thì phải mặc áo số mấy. Nhưng bóng đá là môn thể thao mang nặng truyền thống. Ứng với mỗi số áo là cả một truyền thống riêng rẽ, đi kèm những câu chuyện thú vị.

Xem thêm: ty le keo malaysia

Thủ môn là vị trí đầu tiên trong bất cứ sơ đồ chiến thuật nào, nên chiếc áo số 1 là dành cho người bảo vệ khung thành? Theo Eduardo Galeano, một bậc thầy về nghệ thuật văn chương hóa bóng đá, chiếc áo số 1 đương nhiên dành cho thủ môn vì đấy là cầu thủ đầu tiên sẽ bị... mắng mỏ khi bị thủng lưới. Đấy là cầu thủ vừa quan trọng nhất, vừa cô đơn nhất, vừa đáng thương nhất trong môn thể thao vua.
Hãy thử hình dung: Thủ môn là người duy nhất có trang phục khác với mọi cầu thủ còn lại trong đội. Đấy cũng là cầu thủ duy nhất trên sân chơi bóng theo luật riêng so với mọi cầu thủ khác. Các thủ môn có hẳn một thế giới riêng của họ.
Chi tiết đầu tiên nói lên thế giới riêng của cầu thủ “số 1” trong môn bóng đá: Anh ta thậm chí chẳng cần đến số áo. Từng có lúc, khi số áo được thử nghiệm lần đầu tiên trong thập niên 1920, các cầu thủ ra sân chỉ với số áo từ 2 đến 11. Đương nhiên cầu thủ “mặc trang phục khác, đứng trong khung thành” là thủ môn rồi, cần gì phải ghi số 1 trên lưng áo nữa.
Sau đó, và cho tới trước khi bùng nổ trào lưu cầu thủ ra sân với các số áo lớn hơn 11, gần như mọi cầu thủ ra sân với áo số 1 đều là thủ môn. Cũng kể từ đó, nảy sinh những câu chuyện thú vị, rất đáng nhớ về những cầu thủ “số 1” nhưng không phải là thủ môn, hoặc những thủ môn mà không mặc áo số 1.

Tại World Cup 1982, cầu thủ mặc áo số 1 trong đội tuyển Argentina là tiền vệ công Osvaldo Ardiles, trong khi thủ môn Ubaldo Fillol mặc áo số 7. Đấy là vì đội tuyển Argentina phân phát số áo theo thứ tự alphabet. Họ đã làm điều này từ kỳ World Cup 1978. Ngay lần đầu tiên đánh số áo theo thứ tự alphabet, Argentina đã đoạt chức vô địch World Cup tại sân nhà, nên họ giữ nguyên điều này để “lấy hên”. Nhưng Argentina thất bại tại World Cup 1982, và sau đó bỏ luôn kiểu đánh số này.
Thật ra, đội tuyển Argentina tại World Cup 1978 chỉ học lại cách đánh số độc đáo của Hà Lan tại World Cup 1974. Đây là lần đầu tiên sau Đệ nhị thế chiến, Hà Lan xuất hiện ở một giải đấu lớn. Chưa ai biết nhiều về họ. Bây giờ thì ai cũng biết đội tuyển Hà Lan đã gây tiếng vang tại World Cup 1974 bằng lối chơi tổng lực nổi tiếng (dịch chính xác thì Totaal Voetbal phải là “bóng đá tổng hợp”).
Trong cách chơi này, các cầu thủ linh hoạt hoán chuyển với nhau cả về vị trí lẫn vai trò. Để tuyệt đối hóa nguyên tắc này, HLV Rinus Michels phân phát số áo theo thứ tự alphabet chứ không phải theo vị trí trên sân. Thủ môn Jan Jongbloed mặc áo số 8. Tiền vệ Ruud Geels số 1. Ngoại lệ duy nhất: Johan Cruyff mặc áo số 14 (thay vì số 1 theo bảng chữ cái), vì với ông thì số 14 là một thương hiệu không thể thay đổi. Biết trước cách làm của mình sẽ bị Argentina rập khuôn, đội Hà Lan tại World Cup 1978 không làm như thế nữa!
Jorge Campos (Mexico) là một trong những thủ môn độc đáo nhất xưa nay. Anh vốn chơi tiền đạo, là người ghi bàn nhiều nhất cho CLB Pumas trong mùa bóng 1989 - 1990. Nhưng ngay sau đó, Campos chuyển sang vai trò thủ môn và lập tức thành công đến nỗi tiến luôn vào đội tuyển quốc gia, có sự nghiệp lừng lẫy với 130 lần khoác áo đội tuyển.
Việc Campos chơi cả 2 vai thủ môn - tiền đạo trong một trận đấu là điều không hiếm. Càng lạ hơn, có lúc Campos là thủ môn nhưng mặc áo số 9 (như suốt giải bóng đá Olympic 1996). Có lúc anh lại mặc áo số 1 và đá tiền đạo (suýt ghi bàn trong trận Mexico - Chile năm 1995).
Tiền đạo số 1 Campos hay thủ môn số 9 Campos là đáng nhớ hơn? Câu trả lời: Đáng nhớ nhất là thủ môn - tiền đạo Campos với số áo 19!
Khi chơi cho Atlante, gặp Cruz Azul tại giải vô địch quốc gia Mexico năm 1996, Campos nhập cuộc trong vai thủ môn và thủng lưới 1 bàn. Đá mãi vẫn không gỡ được, Atlante đưa thủ môn dự bị Felix Fernandez vào thay một cầu thủ phía trên. Vào sân, Fernandez giữ gôn và Campos lên đá tiền đạo trong chiếc áo số 19. Từ một quả tạt vào cuối trận, Campos tung người “bắt volley” tuyệt vời, gỡ hòa 1-1. Ngay cả cả tiền đạo danh tiếng cũng phải thừa nhận: Họ khó ghi bàn đẹp mắt như vậy!
Tiền vệ Edgar Davids của Hà Lan từng khoác áo số 1 tại CLB Barnet. Thủ môn David James thì từng đá vai tiền đạo ở Manchester City, dù vẫn khoác áo số 1. Nhưng 2 cầu thủ này đều không làm nên trò trống gì. Đấy là giật gân, hơn là sáng tạo!

Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến