Worldcup888 phân tích: Cầu thủ ĐNÁ phải có 'tư duy' mới thành công ở châu Âu
Ở Đông Nam Á, Kiatisuk Senamuang là huyền thoại, là tượng đài. Anh có tất cả, từ danh vọng tới tiền tài. Tuy nhiên, cựu tiền đạo có biệt danh “Zico Thái” trong cuộc phỏng vấn với Báo Bóng Đá anh nói rằng, 10 tháng ngắn ngủi ở Huddersfield mùa 1999/2000 tuy chông gai trắc trở nhưng mới là đòn bảy lớn nhất giúp anh trưởng thành.
Xem thêm: ty le keo
Tôi muốn hỏi 20 năm trước, điều gì đã thôi thúc anh tới một quốc gia xa lạ? Vì chuyên môn, vì tiền bạc hay vì lý do nào khác?
Lương tôi thời điểm ấy đâu đó khoảng 1.800 bảng/tuần. Nghe thế thôi chứ bấy giờ, đó là con số rất lớn. Thu nhập hàng năm trung bình của một cầu thủ hạng Nhất Anh khoảng 70.000 bảng, tính ra thù lao Huddersfield trả cho tôi là quá hậu hĩnh.
Nhưng nói vì tiền thì không hẳn đâu dù tất nhiên là tôi cũng thích tiền (cười). Ngày bầu Đức mời tôi về HAGL, tập đoàn trả tôi gần 6.000 bảng mỗi tháng, cao gấp mấy trăm lần thu nhập của cầu thủ Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh là mấy trăm chứ không phải vài chục lần. CLB còn cấp xe Mercedes và biệt thự 5 phòng ngủ. Trong khi đến Anh quốc, tôi chỉ đi xe Ford phổ thông và ở trong căn hộ nhỏ 2 phòng ngủ thôi.
Tôi hỏi như vậy là vì mấy năm gần đây, bóng đá Đông Nam Á bắt đầu có cầu thủ giỏi để xuất khẩu sang châu Âu. Mới nhất là trường hợp của Văn Hậu ở Việt Nam. Là người đi tiên phong, anh nghĩ sao về triển vọng của những trường hợp này?
Đầu tiên, tôi muốn chúc mừng cậu ấy và bóng đá Việt Nam. Nhưng trước khi nói về triển vọng thành công hay khả năng chuyên môn, ta phải xác định rõ với nhau: Cầu thủ Đông Nam Á sang châu Âu để làm gì? Bản thân cầu thủ phải trả lời thông suốt câu hỏi đó thì mới tính tiếp.
Qua châu Âu không vì tiền thì là vì chuyên môn, không phải sao?
Với trải nghiệm của tôi, tiền bạc và chuyên môn chỉ là một phần rất nhỏ. Đơn giản vì tiền chúng ta chưa hơn ai, còn chuyên môn cứ thẳng thắn thừa nhận với nhau, bóng đá Đông Nam Á còn kém rất xa trình độ của châu Âu. Chúng ta hô hào, chúng ta khích lệ động viên nhau vậy thôi chứ đá bóng ở châu Âu là câu chuyện vượt xa trí tưởng tượng.
Ví dụ thế này nhé, để có cầu thủ sang châu Âu và “được vào sân” chứ chưa nói đá chính, Nhật Bản đã chuẩn bị giải VĐQG từ 30 năm trước. Còn nhìn rộng ra, sự chuẩn bị đó kéo dài cả thế kỷ và có sự chung tay của cả dân tộc khi chính phủ Nhật Bản sớm nhận ra tính cấp thiết của phát triển tầm vóc con người. Đá bóng cần kỹ thuật, cần tư duy nhưng muốn đá bóng phải cao, phải gân guốc và phải khỏe đã. Việt Nam, Thái Lan hay các nước Đông Nam Á dĩ nhiên là chưa làm được vấn đề căn cơ này.
Tôi không rõ Văn Hậu hay một vài cầu thủ ở Indonesia và Malaysia sang châu Âu thế nào nhưng chẳng giấu gì, ngày tôi sang là nhờ quan hệ của lãnh đạo liên đoàn. Trước đó, tôi từng được cử đi tập huấn học viện tại Middlesbrough theo một chương trình tài trợ nhãn hàng, rồi qua móc nối nhờ vả, Middlesbrough tiến cử tôi cho Steve Bruce (HLV của Huddersfield khi đó).
Vậy với cá nhân anh, trải nghiệm quý giá nhất thu được từ chuyến đi Anh là gì?
Anh có biết ngày đầu tiên ở Huddersfield tôi làm gì không? Họ dẫn tôi đi tham quan khối văn phòng, gặp gỡ những nhân viên hậu cần rồi đưa tôi tới xem quy trình chăm sóc cỏ, chuẩn bị mặt sân. Rồi một nhân viên của CLB hỏi “Kiatisuk, cậu có biết ở đây chúng tôi dùng loại cỏ gì không?”.
Lúc ấy, tôi thầm nghĩ “Cầu thủ việc quái gì phải biết mấy cái này” nhưng sau này ngẫm lại mới thấy mình thiếu hiểu biết và còn hạn chế quá. Nếu lúc đó tôi biết trầm trồ, biết tò mò về mô hình vận hành chuẩn chỉ của một CLB bóng đá thì có lẽ đã làm nên chuyện ở Huddersfield rồi (cười).
Cái một cầu thủ Đông Nam Á cần có để thành công ở châu Âu là “tư duy”. Chỉ khi nào suy nghĩ giống như những người đã thành công, họ mới có thành quả. Vì mọi thứ, từ chế độ dinh dưỡng, ý chí tập luyện, quyết tâm học ngoại ngữ đều xuất phát từ tư duy mà ra. Hành động chỉ là kết quả của nhận thức, tất nhiên là cần chút năng lực bẩm sinh và may mắn nữa.
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.