4 lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí không dừng và các mức phạt

4 lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí không dừng và các mức phạt

 
Khi đi qua trạm thu phí không dừng, tài xế có thể mắc một số lỗi khiến bị phạt. Trong đó, dưới đây là 4 lỗi phổ biến nhất và các mức phạt cụ thể.
1. Lỗi ô tô đi vào làn xe máy, "né" trạm

Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi đi vào làn xe máy có thể bị xử phạt theo 03 lỗi sau:

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt 200.000 - 400.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 1).

- Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt 03 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm đ khoản 5).

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt 03 - 05 triệu đồng (căn cứ điểm b khoản 5).

Ngoài ra, theo khoản 11 Điều này, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

2. Đi vào làn thu phí tự động nhưng chưa dán thẻ ETC hoặc tài khoản không đủ tiền

Theo điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, từ ngày 1/8, muốn lưu thông trên các tuyến cao tốc (thu phí tự động trên toàn quốc), các phương tiện sẽ phải thực hiện việc gắn thẻ đầu cuối hay - tức dán thẻ thu phí tự động ETC. Nếu xe không dán thẻ này mà cố tình đi vào cao tốc, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Từ ngày 1/8, muốn lưu thông trên các tuyến cao tốc (thu phí tự động trên toàn quốc), các phương tiện sẽ phải thực hiện việc gắn thẻ thu phí tự động ETC.Từ ngày 1/8, muốn lưu thông trên các tuyến cao tốc (thu phí tự động trên toàn quốc), các phương tiện sẽ phải thực hiện việc gắn thẻ thu phí tự động ETC.

Không chỉ phải dán thẻ ETC, theo khoản 1 Điều 11 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, các bác còn phải nộp tiền vào tài khoản thu phí tại các điểm cung cấp dịch vu dán thẻ ETC; chuyển khoản ngân hàng; nộp tiền vào ứng dụng hoặc trên website; thanh toán qua app Momo, Viettelpay…

Trường hợp xe có dán thẻ ETC nhưng tài khoản thu phí không đủ tiền để trả phí mà vẫn cố tình đi vào làn thu phí tự động thì các bác sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Theo điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

3. Dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí

Theo quy định, lái xe không được dừng đỗ tại trạm thu phí quá 5 phút để tránh tình trạng ùn ứ, ách tắc giao thông. Nếu vi phạm, quy đinh này các bác sẽ bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:

- Phạt 1 - 2 triệu đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

- Phạt 3 - 5 triệu đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

4. Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe

Tại các trạm BOT, biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" được đặt tại các vị trí dễ nhìn ở làn thu phí, các lái xe phải quan sát và thực hiện theo để tránh va chạm. Khoảng cách này thường là từ 3m – 8m, tùy từng trạm thu phí. Nếu các bác không thực hiện đúng quy định tại biển báo thì sẽ bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" tại Điểm 1 Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019.

Lái xe phải giữ khoảng cách để tránh ùn ứ, va chạm khi đi qua làn thu phí không dừngLái xe phải giữ khoảng cách để tránh ùn ứ, va chạm khi đi qua làn thu phí không dừng
Một số lưu ý khác

Chỉ dán 1 trong 2 loại thẻ thu phí không dừng

Hiện tại có 2 công ty chính cung cấp thẻ thu phí không dừng là VETC và VDTC (ePass), các bác có thể chọn dịch vụ của một trong 2 công ty này. Tuy nhiên, lưu ý là mỗi xe chỉ được dán 1 loại thẻ, Etag hoặc ePass. Với những trường hợp dán cả 2 loại thẻ của 2 nhà cung cấp thì sẽ xảy ra tình trạng lỗi khi di chuyển qua trạm. Bởi máy quét sẽ không thể nhận diện chính xác phương tiện và tài khoản.

Tải ứng dụng tương ứng với thẻ và đảm bảo thẻ luôn được nạp tiền

Sau khi đã dán thẻ, các bác cần tải ứng dụng về điện thoại thông minh. Ứng dụng sẽ cung cấp các thông tin cơ bản như thông tin về xe, số tiền trong tài khoản, ngày giờ di chuyển qua từng trạm, mức phí của từng trạm và các thông tin có liên quan khác.

VDTC (ePass) có tính năng liên kết với ví điện tử Viettel Pay, các bác nên cân nhắc sử dụng tính năng này để không cần lo lắng về việc tài khoản thu phí tự động còn tiền hay không. Đối thủ VETC hiện vẫn chưa hỗ trợ liên kết ví điện tử nên các bác chỉ có thể nạp tiền thông qua hình thức chuyển khoản hoặc thông qua các cổng thanh toán trực tuyến.

Xem thêm:

Các mức phạt dừng xe, đỗ xe ô tô sai quy định
Các lỗi dễ vi phạm khi đi trong thành phố
Các mức phạt ô tô, xe máy chạy quá tốc độ từ năm 2021  
Xem them chi tiet : https://www.danhgiaxe.com/4-loi-thuong-gap-khi-di-qua-tram-thu-phi-khong-dung-va-cac-muc-phat -31132
Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến