Xemdabanhhd đưa tin: HLV Park Hang-seo làm gì khi đối thủ nắm hết 'bài vở'?
Trước khi trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Trung Quốc diễn ra, thông tin về hai đội bóng tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội.
Trong đó rất đáng quan tâm là việc từ HLV trưởng Li Tie đến đội trưởng Wu Lei của ĐT Trung Quốc đều tự trấn an rằng: đã nắm bắt đầy đủ lối đá cũng như khả năng của từng cầu thủ ĐT Việt Nam để “bắt bài” và nhất quyết mang về một trận thắng?
Vậy đó là những phát biểu thể hiện sự tự tin trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về đối phương như thường thấy trong bóng đá đỉnh cao và đó là sự thực hiển nhiên, phải chấp nhận, khiến đối thủ run rẩy dần đi là vừa? Hay đó chỉ/vẫn là những phát biểu mang tính “lên gân” thường thấy, bất chấp đó là sự thực hay là lời nói to át đi nỗi lo của một bước chân lập bập nào đó?
HLV Park Hang-seo làm gì khi đối thủ nắm hết 'bài vở'?
Xem thêm: Highlight bong da
Đội tuyển Việt Nam đã sẵn sàng. Ảnh: Baotintuc
Trước hết, ngày nay việc nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ là công việc “thường ngày ở huyện” của giới cầm sa bàn. ĐT Việt Nam thi đấu ra sao, với những trụ cột nào, biến hóa ra sao trước các đối thủ… đã có đầy đủ câu trả lời cho bất cứ ai cần tìm hiểu, trong đó có HLV Li Tie và các cộng sự. Không khó để ông Li Tie giao nhiệm vụ cho người kèm cặp Tiến Linh hay Quang Hải, giao việc che chắn 2 cánh để chặn đà băng lên của Văn Thanh hay Hồng Duy và đặc biệt nhất là tìm cách vô hiệu hóa Công Phượng…
Nhưng vấn đề là ở chỗ HLV Li Tie và cộng sự liệu có nắm bắt được hết mọi bài vở của “phù thủy” Park Hang-seo và trận đấu tới đã chắc gì bộ đôi pit-tông của ông thầy người Hàn Quốc là 2 cái tên Văn Thanh- Hồng Duy như dự đoán? Và biết đâu có sự xuất hiện của Tấn Tài, ngòi nổ của 2 bàn thắng do Tiến Linh ghi được trong trận U22 VN thắng U22 Trung Quốc còn để lại di chứng chưa nguôi trong lòng các nhà cầm quân và các cầu thủ trẻ Trung Quốc? Thậm chí dường như ông Park còn luyện cả phương án khác bên cánh sau Tấn Tài với một nhân tố hoàn toàn bất ngờ, liệu ông Li có biết chắc phương án nào là số 1, số 2, số 3 để ứng biến ngay từ bây giờ?
HLV Park Hang-seo làm gì khi đối thủ nắm hết 'bài vở'?
Đình Trọng và các cầu thủ vừa trở lại sau chấn thương khác đều hoàn thành tốt buổi tập đầu tiên của tuyển Việt Nam trên đất UAE. Ảnh: VFF.
Nói thế là để thấy, không khó để 2 HLV trưởng có đủ thông tin về đối thủ nhưng dự báo về trận đấu tới thì khả năng đúng/sai là 50/50, tức không ai có ưu thế tuyệt đối về việc nắm thông tin hay bắt bài, bắt vở gì đó. Nghĩa là, mỗi HLV vẫn phải có cho mình phương án tốt nhất, bất ngờ nhất có thể, bên cạnh những dự phòng, dự bị 1, 2; bên cạnh việc “đọc” trận đấu tốt, dự báo tốt… để có phương án linh hoạt, kịp thời.
Cứ cho là mọi ngõ ngách, đường đi lối lại của ĐT Việt Nam hiện đã bị đối thủ nắm “rõ như ban ngày” thì điều đó không có nghĩa là đối thủ sẽ lập tức áp đặt, ngăn chặn và phá thành công lối chơi của thầy trò ông Park Hang-seo? Đơn giản, trong tay ông Park không chỉ có duy nhất một phương án tác chiến và cũng không phải mỗi phương án chỉ có 1-2 cầu thủ thực thi nhiệm vụ. Chưa kể trong bóng đá, biết rõ mà không làm gì được, hoặc biết ra thì bóng đã lăn vào lưới là chuyện thường xuyên xảy ra vì vô vàn lý do khác nhau. Để rồi ngay cả người giỏi nhất trên sa bàn, người nghĩ quá nhiều, biết quá nhiều đâm ra rối, không “quản lý” nổi dẫn tới bại trận như thường!
HLV Park Hang-seo làm gì khi đối thủ nắm hết 'bài vở'?
Đội tuyển Việt Nam trong buổi tập đầu tiên trên sân của UAE. Ảnh: VFF
Nhưng để đối đầu với ĐT Trung Quốc đang ở thế chân tường về nhiều mặt, thầy trò ông Park Hang-seo rõ ràng không thể dựa vào ý chí, năng lực như các trận đấu trước đây, mà phải biết cách tạo ra những bất ngờ, đột biến nào đó trong lối chơi, trong vận hành chiến thuật, con người chưa từng có trước đây.
Những cầu thủ nào vẫn là bộ khung chính của đội tuyển như một thứ “bài ngửa” không nói ai cũng biết và không lý gì để thay đổi, những vị trí nào sẽ khiến đối thủ đi từ bất ngờ đến bất lực… phải được ém kỹ, tính kỹ khi xung trận mới hy vọng đạt được mục tiêu đề ra.
Tất nhiên, đối thủ sẽ lợi dụng thế mạnh thể hình, thể lực để đua bóng bổng? Sẽ phải chú trọng cánh phải của ngôi sao Wu Lei nhưng cũng không bỏ trống những vị trí khác trong một tập thể gắn kết và nhịp nhàng, cự ly đội hình đảm bảo, sự bọc lót kín kẽ khiến đối thủ bất lực, chùn chân… là bài học nằm lòng cho mỗi chiến binh sao vàng, bên cạnh vô vàn bài, vở khác chỉ mỗi cầu thủ biết rõ mà thôi…
Tóm lại, khi cả ĐT Việt Nam và ĐT Trung Quốc đều “biết người, biết ta”, đều quyết tâm làm tốt nhất những gì có thể thì câu chuyện sẽ bắt đầu từ những toan tính phi thường của nhà cầm quân để vừa khiến “quân bài bí mật” của mình được tung ra đúng lúc, đúng chỗ, vừa biết cách khai thác mỗi sai lầm dù là nhỏ nhất của đối thủ. Sự đồng lòng của tập thể, sự tỏa sáng như thường thấy của Tiến Linh như nhận định của AFC mới đây, hay một nhân tố mới nào đó sẽ là đảm bảo vững chắc cho ĐT Việt Nam tự tin, tự quyết trong trận đấu tới.
Hy vọng “phù thủy” Park Hang-seo một lần nữa cho thấy tài cầm quân của ông trong những trận đấu gặp đối thủ lớn. Và, “dù ai nói ngả, nói nghiêng” gì về việc hiểu rõ, bắt bài ĐT Việt Nam thì “lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân” như một chân lý hiển nhiên, bất di, bất dịch trong mọi hoàn cảnh./.
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.