Xemđabanhhd đưa tin: Tuyển Việt Nam và bát phở không người lái
Nhìn cách tuyển Việt Nam nhập cuộc trong hai trận đấu với Malaysia và Indonesia sẽ thấy một thay đổi đáng kể trong tư duy của huấn luyện viên Park Hang-seo.
Đó là, khi đá với các đối thủ tầm tầm ở Đông Nam Á, chúng ta không đá phòng ngự phản công như hồi AFF Cup 2018 mà chuyển sang đá tấn công, áp đặt, pressing tầm cao. Chúng ta muốn đá với những đối thủ này giống y như cái cách các đội Nhật Bản, Saudi Arabia đã đá với chúng ta ở vòng loai thứ 3 World Cup 2022. Đây là một thay đổi bước ngoặt, và có thể nó sẽ tiếp tục lặp lại ở những trận đấu tới đây, đặc biệt, khi chúng ta vào bán kết. Vấn đề chuyên môn cần lý giải: Cùng đá như vậy, tại sao chúng ta lại ghi dễ 3 bàn vào lưới Malaysia nhưng bất lực trước Indonesia?
Xem thêm: https://xemdabanhhd.com/video-clip-bong-da
Về mặt khách quan, khi gặp tuyển Việt Nam, Indonesia chỉ vắng 1 trung vệ trụ cột, vì bị nước chủ nhà bất ngờ đưa đi cách ly, trong khi ngược lại Malaysia vắng một loạt cầu thủ vì chấn thương và COVID-19. Chính vì vậy Indonesia tổ chức hàng thủ tốt, kỷ luật và quyết tâm hơn so với Malaysia.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn còn là chuyện “ân oán” giữa những ông thầy Hàn Quốc. Và có vẻ huấn luyện viên Shin Tae-yong đã thổi được những cảm xúc tích cực từ mối "ân oán" này vào tâm lý cầu thủ của mình. Ông đã nói rõ trước trận: “Không được thua Việt Nam”, dù ông biết quân mình yếu hơn. Hơn 90 phút bóng lăn, hệ thống phòng ngự của Indonesia hoạt động rất "sắt thép" với tính tổ chức rất cao. Nó khác hẳn một hàng thủ hở trên hở dưới của Malaysia đang khủng hoảng về nhân sự.
Tuyển Việt Nam bị Indonesia cầm hoà 0-0. Ảnh: VFF
Tuyển Việt Nam và Indonesia trong trận hoà 0-0. Ảnh: VFF
Về mặt chủ quan, thầy Park nói đúng: “Các cầu thủ đã chơi hết mình”. Họ đã cố gắng, đã chắt chiu từng tình huống tổ chức bóng từ phút đầu tiên đến những phút cuối cùng. Nhưng kết quả hoà 0-0 cho thấy sự cố gắng đó vẫn là chưa đủ. Vậy, chúng ta liệu có thể làm gì tốt hơn chăng?
Đặt ra câu hỏi này, vào lúc này không phải là để xử lý những dữ kiện với Indonesia, vì trận đấu cũng đã qua rồi, mà đặt ra nó là để xử lý những tình huống trong tương lai gần, nếu chúng ta tiếp tục phải đối diện với những đối thủ có lối chơi tương tự Indonesia. Mà điều này là rất dễ, bởi cách đá của Indonesia là một gợi ý tốt cho các đội bóng Đông Nam Á khi phải gặp Việt Nam ở bối cảnh này.
Chúng ta cầm bóng, sút, áp đặt vượt trội trước Indonesia, đấy là điều chẳng cần dẫn các con số thống kê lý tính cũng thấy được. Sự vượt trội đó dễ làm người xem có cảm giác tuyển Việt Nam đã chơi với tối ưu khả năng có thể của mình. Nhưng sự thực, chúng ta gặp một vấn đề ở những trận đấu kiểu như thế này: Tính biến hoá trong các pha phối hợp.
Hãy xem lại: tuyển Việt Nam chồng biên, đánh biên, phối hợp trung lộ, đột phá cá nhân, đủ cả. Vậy tại sao lại nói chúng ta thiếu biến hoá?
Bởi vì tất cả những miếng phối hợp đó đều dễ đoán. Cầu thủ của Việt Nam cầm bóng chắc, chuyền bóng chắc, phối hợp chắc. Chính sự chắc chắn có phần cầu toàn đó khiến tốc độ tấn công trong phạm vi hẹp là khá chậm, và đó là lý do khiến cầu thủ Indonesia rất dễ nhận biết và cản phá. Trong những thế trận kiểu này, đội tấn công luôn cần tới những pha “chuyền bóng không nhìn”, nhưng chúng ta lại rất thiếu những pha bóng như thế. Mà muốn có những pha “chuyền bóng không nhìn” cầu thủ phải chạy chỗ tốt hơn, linh hoạt hơn, tư duy chơi bóng táo bạo hơn. Tính biến hoá và sự táo bạo là cái thiếu rất lớn của chúng ta trong trận đấu này.
Một giải pháp khác để giải quyết trận đấu kiểu này chính là những cú sút xa. Đã có tình huống bóng tấn công của chúng ta xuống sát biên, được quặt ngược trở lại cho tuyến hai, nhưng tiếc là lúc đó cú sút sát sạt vòng 16m50 của Tuấn Anh lại không chính xác. Đấy có lẽ là một pha phối hợp – sút bóng đáng kể hiếm hoi của chúng ta trong trận đấu này. Còn lại, những cú sút xa của Hồng Duy, Quang Hải, và kể cả "chuyên gia" sút xa Hoàng Đức đều thiếu lực, hoặc thiếu hiểm hóc. Nâng cao kĩ năng sút xa, đấy là điều mà huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ làm trong những buổi tập tới đây.
Cuối cùng, không phải là vấn đề chiến thuật mà là vấn đề cá nhân: Vị trí tiền đạo cắm của chúng ta đang rất mỏng. Nếu Công Phượng chấn thương không thể thi đấu thì những phương án thay thế lúc này đều chưa ổn. Hà Đức Chinh có dấu hiệu “cùn” do ít được ra sân, còn “quân át chủ” Tiến Linh đang gặp vấn đề về cảm giác bóng. Hai trận đấu với Malaysia và Indonesia, rõ ràng cảm giác bóng, cảm giác không gian và năng lực "đánh hơi" bàn thắng của Tiến Linh đang sa sút trông thấy. Mong là Tiến Linh kịp điều chỉnh, để sớm trở lại là mình trong những trận đấu quan trọng tới đây.
Quảng cáo
Xem một trận đấu không bàn thắng cũng giống như ăn một bát phở không có thịt. Ngôn ngữ đời thường gọi đấy là bát phở “không người lái”. Và chính vì “không người lái” nên nhiều người thấy thiếu vị. Nhưng ngẫm ra thiếu vị lúc này lại tốt, bởi nó vừa không làm chúng ta ảo tưởng, giống như một bộ phận dư luận đã từng ảo tưởng sau trận đấu với Malaysia. Điều này vừa giúp thầy trò ông Park nhận ra mình phải chuẩn bị những thứ gia vị cần thiết nào cho một bát phở đẹp đẽ, ngon lành tới đây.
Ông Park Hang-seo là một “đầu bếp” giỏi. Tôi tin là sau một lần lỡ nhịp, khiến người xem ăn phở “không người lái”, ông rồi sẽ cho chúng ta ăn những bát phở ngon.
Và, ở "cái chợ" Đông Nam Á này, ông biết phải bổ sung, nhặt nhạnh gia vị và nấu phở ngon như thế nào!
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.