Dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào - Đồ Đồng Quang Hà
Giới thiệu về sản phẩm
Đón năm mới 2021 gia chủ chưa biết dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào. Khi dọn dẹp thì nên làm thế nào cho đúng? Dưới đây, Đồ Đồng Quang Hà sẽ hướng dẫn chi tiết ngày tốt và cách dọn dẹp bàn thờ cuối năm để gia chủ đón năm mới an khang thịnh vượng, tràn ngập may mắn và tài lộc
Có nên lau dọn bàn thờ hàng ngày ?
Trước khi biết dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, thì gia chủ nên biết có nên lau dọn bàn thờ hàng ngày không? Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong gia đình và là nơi mang lại cho gia chủ may mắn và tài lộc theo văn hóa tâm linh của người phương Đông. Do vậy, việc vệ sinh, lau dọn những vật phẩm thờ cúng không thể thực hiện một cách tùy tiện, qua loa mà phải được thực hiện đúng cách. Đồng thời, cũng chính bởi sự quan trọng này mà các gia chủ hiện nay nên học cách dọn dẹp bàn thờ một cách cẩn thận và đúng chuẩn nhất.
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(9).jpg')
Bàn thờ gia tiên cần được dọn dẹp sạch sẽ
Vậy câu hỏi đặt ra là bao lâu thì nên lau chùi bàn thờ một lần và có nên thực hiện việc lau chùi này thường xuyên không?
Theo các nhà tâm linh thì tốt nhất là khoảng 2,3 tháng mới lên bao sái bàn thờ một lần. Nghĩa là 2,3 tháng mới lên lau dọn và vệ sinh bàn thờ gia tiên, chứ không nên lau dọn hàng ngày. Đặc biệt tránh động chạm, xê dịch bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên sẽ khó an vị để phù hộ con cháu. Khu vực đặt bát hương cần được tụ khí, nếu đụng chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Hàng tháng, vào ngày thắp hương như rằm, mồng 1 chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ để tránh bụi bẩn, mạng nhện khu vực không quanh bàn thờ.
Đặc biệt khi lau chùi, gia chủ nên lưu ý đó là không lau chùi tổng thể, tỉ mỉ như dịp cuối năm.
Ngày tốt dọn bàn thờ năm 2020Dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào là chuẩn nhất ?
Dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, dọn bàn thờ là gì? Vệ sinh lau chùi bàn thờ được nhà Phật gọi là bao sái ban thờ, tượng Phật. Việc lau dọn này giúp bàn thờ luôn được sạch sẽ trang nghiêm. Đặc biệt, là vào dịp cuối năm để đón một năm mới an khang thịnh vượng.
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(10).jpg')
Việc dọn bàn thờ cuối năm cần cẩn thận
Theo quan niệm dân gian, việc dọn bàn thờ gia tiên vào dịp cuối năm thường vào ngày 23 tháng 12 (âm lịch). Đây là hôm rước ông công, ông táo về trời thì gia chủ cũng nên dọn dẹp bàn thờ cho sạch sẽ, trang nghiêm để bắt đầu sắm sửa lễ vật đặt trên bàn thờ
Dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào còn phục thuộc vào tuổi của trụ cột gia đình, gia chủ có thể thỉnh quý thầy để có được ngày tốt nhất.
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(5).jpg')
Bộ đỉnh đồng ngũ sự - Đồ thờ cúng quan trọng trên bàn thờ gia tiên
>> Xem chi tiết sản phẩm bộ đồ thờ ngũ sự bằng đồng khảm ngũ sắc và ngai chén
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(3).jpg')
Bát hương bằng đồng khảm ngũ sắc tinh xảo
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(6)(1).jpg')
Đỉnh thờ bằng đồng tuyệt đẹp
>> Xem chi tiết sản phẩm đỉnh thờ bằng đồng catut thúc tay cao 70cm chạm hoa sòi
Nếu như gia đình bạn lâu chưa thay đồ thờ cúng trên bàn thờ (bộ tam sự ngũ sự, bát hương, lọ hoa, mâm bồng, đài thờ,...) thì có thể bàn thờ được trang nghiêm hơn. Bên cạnh việc xem chọn ngày chuyển đồ thờ cúng thì bạn cần nhớ, các đồ vật cũ ở trên bàn thờ cần phải phân loại, đồ vật nào đốt được thì bạn mang đi hóa tro. Còn đồ vật nào không đốt được, bạn nên cho vào trong túi rồi để ở nơi thanh tịnh.
Cách lau dọn bàn thờ sạch, đúng chuẩn
Để bàn thờ được vệ sinh theo cách đúng chuẩn và hiệu quả, các gia chủ nên cẩn thận thực hiện theo từng bước được hướng dẫn chi tiết sau đây đồng thời lưu ý những điều tối kỵ khi vệ sinh bàn thờ trong gia đình.
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(1).jpg')
Mâm bồng khảm ngũ sắc, chữ phúc tài lộc
Bên cạnh đó, vào những dịp bình thường, không phải ngày lễ, Tết thì người bao sái chỉ nên lau sạch đèn thờ, chân nến mà không cần dọn dẹp tổng thể, kỹ càng. Đặc biệt, gia chủ nên cẩn thận không được dịch chuyển vị trí của bát hương bởi đây là nơi gia tiên an vị, nếu bị dịch chuyển sẽ khiến gia tiên khó phù hộ độ trì cho con cháu.
Không những thế, trong cách vệ sinh bàn thờ, các bạn nên lưu ý không dùng nước lã để vệ sinh mà nên sử dụng nước bao sái bàn thờ. Theo đó, làm sạch đồ thờ bằng đồng từ loại nước được pha trộn từ 5 loại thảo dược với nhau bao gồm: đinh hương, bạch đàn, gỗ vang, quế và hồi. Tuy nhiên, nếu không có loại nước này để lau chùi bàn thờ thì các bạn có thể sử dụng rượu pha lẫn với lát gừng với mục đích tẩy uế và làm sạch hiệu quả đồ thờ cúng tâm linh.
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(8)(1).jpg')
Lau dọn bàn thờ cần phải thành tâm cung kính
Ngoài ra, việc bao sái bàn thờ không nhất thiết phải được thực hiện bởi người lớn tuổi nhất trong nhà, mà có thể được thực hiện bởi các thành viên khác trong gia đình. Theo đó, việc bao sái này chỉ cần đảm bảo cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ hoặc xê dịch các vật phẩm thờ cúng cũng như bát hương là được.
Những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ gia tiên
Sau khi biết được dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, thì gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật phẩm linh thiêng, gia chủ cẩn thận thể sự tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất. Nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất. Gia chủ có thể lựa chọn đồ thờ bằng đồng để chẳng may rơi không bị vỡ, sứt mẻ.
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(4).jpg')
Lọ hoa bằng đồng thiết kế độc đáo
>> Xem chi tiết sản phẩm lọ hoa thờ đồng vàng hai công nghệ hoa văn tứ quý cao 36cm
- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, gia chủ không nên dùng nước lạnh.
- Gia chủ lưu ý là lau bài vị Phật trước khi lau bàn thờ gia tiên. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật.
- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa xúc từng chút một ra rồi rửa sạch bát hương
checkimg('http://dongmynghe.com.vn/profiles/dongmynghecomvn/uploads/attach/post/images/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao%20(2).jpg')
Chân nến đồng thờ cúng khảm ngũ sắc cổ kính cao 40cm
- Lau dọn bát hương thì phải rất thành tâm, tranh để xê dịch hoặc đặt sai vị trí bát hương.
Hy vọng, qua bài viết trên có thể cung cấp cho gia chủ nhiều kiến thức bổ ích về dọn bàn thờ cuối năm vào ngày nào, cách lau dọn thế nào cho đúng. Việc lau chùi bàn thờ là một hành động làm sạch làm mới không gian thờ cúng. Cũng như việc buông xả hết những phiền muộn, buồn vui trong năm cũ để đón một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và tài lộc.
=>> Mời gia chủ xem thêm cách cắm hương trên bàn thờ “Lòng thành Cung kính Tổ tiên”
Nguồn: http://dongmynghe.com.vn/don-ban-tho-cuoi-nam-vao-ngay-nao-do-dong-quang-ha
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.