Cuộc sống thực tế của lao động Việt Nam tại Đài Loan
Giới thiệu về sản phẩm
Theo thống kê từ hiệp hội các đi xuất khẩu lao động đài loan, tổng số người Việt tại Đài Loan hiện khoảng 470.000 người, bao gồm cả cô dâu Việt, lao động, tân di dân. Trong đó, số lao động khoảng 190.000 người, với hy vọng sẽ tích lũy được một số vốn sau khi qua xứ Đài làm việc....
checkimg('https://baomoi-photo-3.zadn.vn/w460x/17/02/20/4/21580310/1_130497.jpg')
Kiếm được tiền nếu chịu khó lao động
Tại một khu ký túc xá lao động nước ngoài thuộc Công ty nhân lực Dương Vận (Đài Trung) có diện tích 500 m2, đang có gần 40 lao động Việt và 10 lao động Thái cùng sinh sống và làm việc. Ký túc xá khá sạch sẽ với nhiều khu phòng riêng biệt như phòng ăn, nhà tắm, khu để đồ lao động, phòng ngủ, phòng họp, phòng quản lý.
Theo ông Nguyễn Sơn, chuyên viên quản lý ký túc xá, mỗi khu ký túc xá trung bình có sức chứa 100 công nhân và do 3 chuyên viên quản lý phụ trách. Công việc chính thường ngày của ông Sơn là quản lý sinh hoạt, chăm lo đời sống tinh thần, bệnh tật cho người lao động, phổ biến thông tin các quy định của chủ đầu tư cùng các nghị định mới về người lao động. Công ty Dương Vận có ít nhất 15 khu ký túc xá lao động dọc Đài Trung và Đài Nam, với 1.000 - 1.500 lao động Việt làm việc và sinh hoạt.
Khi được hỏi về những khó khăn của người lao động Việt tại đây, ông Sơn cho biết: “Kỷ luật ở Đài Loan rất nghiêm. Người lao động không được đánh bạc hoặc uống rượu, đi đâu cũng phải xin phép, nên họ cảm thấy bị gò bó. Ngoài ra, người lao động bị hạn chế về ngôn ngữ, nhiều lúc có việc muốn trình bày nhưng không biết nói, phải nhờ phiên dịch nên cũng có ức chế về tâm lý. Về ăn uống thì không hợp khẩu vị cho lắm”.
Ông Sơn cũng thừa nhận việc lao động Việt bỏ trốn xảy ra ở nhiều công ty, vấn đề chỉ là bỏ trốn nhiều hay ít mà thôi. “Nếu người lao động ít việc quá sẽ chán. Nhưng cũng có người đứng núi này trông núi nọ, bị hứa hẹn, rủ rê đi ra ngoài làm. Thu nhập lao động VN ở bên Đài vẫn cao, nếu vào công ty nhiều việc vẫn có thu nhập tốt”.
Người lao động Việt tại Đài Loan làm việc tập trung ở 4 mảng: nhà máy sản xuất (chiếm 70%), công trình xây dựng, viện dưỡng lão, giúp việc gia đình. chi phí đi xuất khẩu đài loan trung bình khoảng 3.000 USD cho nghề giúp việc gia đình và 5.000 USD cho nghề công nhân. Giúp việc gia đình hiện có lương khoảng 1,8 - 2 vạn Đài tệ/tháng (12,6 - 14 triệu đồng). Công nhân có lương từ 2 - 3 vạn Đài tệ/tháng tùy công việc (14 - 21 triệu đồng).
Nếu cần mẫn làm việc, trừ đi tiền lương khoảng từ 8 tháng - 1 năm để bù vào khoản 5.000 - 6.000 USD phí môi giới lao động, người lao động Việt hy vọng bỏ túi được ít nhất 336 triệu đồng với 2 năm lao động tiếp theo. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn như vậy.
Anh Nguyễn Quốc Phương, 33 tuổi (quê ở miền Trung), mới sang Đài Loan được một năm, đang làm công việc xây dựng, cho biết chấp nhận xa vợ và hai con nhỏ, hy vọng bán sức lao động trong vài năm để có một khoản làm vốn
Cũng như anh Phương, nhiều lao động Việt khác than phiền phí môi giới lao động hiện còn quá cao, thường tương đương thu nhập 1 năm của họ. Nếu hợp đồng lao động ngắn thì coi như người lao động bị lỗ. Nếu ai may mắn kiếm được hợp đồng lao động kéo dài tối đa 3 năm mới mong kiếm được một số vốn mang về. “Nếu chi phí môi giới lao động chỉ khoảng 2.500 USD (hơn 56 triệu đồng) thì người lao động sẽ mừng lắm. Như vậy cũng không ai nôn nóng tới mức bỏ trốn ra ngoài để tìm việc khác nhằm tăng thu nhập, bù cho phí môi giới lao động đã bỏ ra”, một lao động Việt giấu tên nói.
Để tránh cho những lao động Việt khác không gặp phải các tu van xuat khau lao dong dai loan môi giới lấy phí môi giới bị kê cao, Văn phòng Kinh tế - văn hóa VN tại Đài Bắc khuyến cáo người lao động mạnh dạn báo lại trường hợp phí môi giới cao bất thường của mình về văn phòng. Trên các diễn đàn mạng xã hội dành cho người Việt tại Đài Loan cũng thông báo rõ về mức phí môi giới trung bình hiện tại.
0 bình luận
Gửi bình luận
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.