Cách bảo quản vật dụng bằng da bò, da dê, da cừu,...

Cách bảo quản vật dụng bằng da bò, da dê, da cừu,...

Nguyên liệu

• Vật dụng bằng da như thắt lưng, túi xách, cặp, va ly,... lâu ngày bị cũ, mất bóng. Bạn lấy một miếng nỉ nhúng sữa tươi chà lên thật mạnh. Sau đó, lấy vải khô lau sạch, các vật dụng sẽ mới và bóng ngay.


• Trong nhà có đồ đạc bằng da, bạn phải nhớ những điều sau đây:


• - Điều đầu tiên mà bạn cần phải nhớ là đừng bao giờ để những vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà bạn có lát gạch hay tráng xi măng. Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhất là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc meo.

• - Nếu những vật dụng bằng da hoặc những vật dụng bọc da của bạn có vẽ cũ kỹ, phai màu, bạn hãy dùng dầu thông (essence de térébenthine) có pha dấm (ba phần dầu, một phần dấm) hoặc dầu ăn tẩm vào một cái khăn mềm đánh thật mạnh tay lên mặt da. Khi chùi, bạn nhớ phải xoay tròn miếng giẻ thật đều tay.

• - Nếu bạn không có dầu thông, bạn có thể làm theo cách thức sau: bạn cắt nửa củ hành tây theo chiều ngang, và dùng nửa củ hành này kỳ cọ lên mặt da.


• CÁCH ĐÁNH BÓNG VẬT DỤNG BẰNG DA


• Để đánh bóng da, da trơn hay da có đánh vẹt ni, bạn hãy làm như sau:


• - Bạn dùng một miếng nỉ mềm có tẩm sữa tươi mà chà mạnh lên mặt da.

• - Bạn nhớ chà mạnh tay và chà thật đều. Trong khi chà, bạn cũng nhớ là phải chà theo lối xoay tròn.


• CÁCH GIỮ GIÀY DA KHÔNG KHÔ CỨNG


• Giày bị nước mưa thấm, thường khô cứng lại. Bạn nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên giày. Xong, bạn đánh bóng lại bằng xi, giày sẽ hết khô cứng.


• CÁCH LAU CẶP, TÚI XÁCH BẰNG DA


• Bạn lọc lấy lòng trắng trứng gà, đánh nó tới ra tuyết. Sau đó nếu bạn có ví da, xắc tay bằng da dùng lâu ngày bị khô cứng, hãy dùng tròng trắng trứng nói trên thấm vào một miếng vải sạch đánh mạnh lên ví, cắp da. Sau đó, chùi kỹ bằng khăn sạch khác. Cam đoan các đồ dùng ấy sẽ mềm mại và bóng lẩy như khi mới mua về vậy.


• CÁCH LÀM MẤT VẾT MỐC TRÊN DA


• Nếu đồ dùng bằng da của bạn bị mốc, bạn có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi. Tuy nhiên, nếu dấu mốc ăn sâu vào trong da, chùi không sạch, bạn phải như sau:

• Bạn dùng giấy nhám, thứ thật nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám cho đồng màu với da xung quanh. Sau cùng, bạn dùng sáp đánh giày đánh lại cho bóng.


• LAU CHÙI BÌA SÁCH ĐÓNG BẰNG DA


• Bạn có nhiều sách đóng bìa da, gáy mạn chữ vàng. Một thời gian, da thì khô cứng, cong, chữ thì mờ nhạt, góc cạnh sờn rách. Bạn hãy dùng giẻ mịn và ẩm lau cho hết bụi. Quét một lượt dầu nhựa thông pha với dầu thường, không màu, quét thật nhẹ tay lên trên mặt da. Giở các góc ra miết cho thẳng mép lớp bìa dày ở trong. Với lớp bìa trắng dán ở trong sách thì dùng dầu đu đủ (ricin) đã khở hết mùi và một miếng len nhỏ đánh nhè nhẹ lên các nơi. Bạn không cần dùng đến sáp ong, bìa da vẫn bóng đẹp như mới.


• Nhưng nếu gặp trường hợp sách bày trên kệ ngoài không khí, tốt hơn bạn nên phết qua một lượt sáp ong mỏng để bảo vệ sự tàn phá của không khí. Bạn chỉ có việc đun sáp ong cho chảy ra trong một chút dầu Térébenthine.


• CÁCH LÀM MẤT VẾT DẦU, MỠ TRÊN DA


• Muốn làm mất các vết dầu mỡ trên mặt da, bạn phải làm như sau: Đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vết dầu mở. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, bạn phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.


• (Sưu tầm)