Kirigami - Paper cutting - Giới thiệu và hướng dẫn cơ bản (Phần 2)
I/ Dụng cụ
Đối với người mới chơi có thể bạn k cần tất cả các dụng cụ dưới đây, các dụng vụ và nguyên liệu cần thiết nhất là dao và giấy
Đầu tiên tất nhiên bạn phải có PATTERN, sau đó thì cần có các dụng cụ để làm như sau:
1. Giấy:- Đa phần giấy sử dụng trong kiri là giấy có định lượng 180 gsm
- Đối vs các mẫu 0 độ thì k cần giấy cứng và dày quá.
- Đối với các mẫu 180 thì nên dùng giấy dày và cứng hơn 1 chút, tuỳ mẫu mà dùng giấy 180 - 200 - 220 gsm để đảm bảo độ chắc chắn và giữ hình dạng của mẫu.
2. Dao:
Gồm các loại dao mổ, dao chuyên dụng và dao rọc giấy. Dao càng sắc, lưỡi mảnh và nhỏ càng tốt. Để làm việc lâu bạn nên chọn các loại dao có cán thon, vừa tay cầm tao cảm giác thoải mái không mệt mỏi.
Dao chuyên dụng (Nên dùng) : cán tròn dễ cầm, có thể thay thế bằng lưỡi dao mổ số 11
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/dao tro.jpg')
Dạo rọc giấy
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/dao-tro-3-luoi-lon-khoa-num-xoay-1.jpg')
Dao mổ: dùng cán số 3 và lưỡi số 11
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/1290456311.jpg')
3. Kéo:
Có thể dùng kéo để cắt đường bao của chi tiết
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/keo-nha-bep-phu-titan-22-5cm-can-mau-booc-do-1.jpg')
4. Keo Hồ: Bạn nên có ít nhất ba loại keo như sau
- Keo khô: hông hà 3k, thiên long 4k (giá cũ)... ưu điểm do khô nên không làm nhăn giấy rất thích hợp cho những mặt phẳng lớn. Keo khô có độ dính không cao và khô hơi lâu, nên không thích hợp cho việc cố định các mảnh ghép lại với nhau, mà chỉ dùng để gắn tạm, chỉnh sửa.
- Keo sữa: hay còn gọi là keo dán gỗ loại này có bán ở các cửa hàng đồ điện. Nhược điểm ướt dễ làm nhăn giấy có mùi chua khó ngửi. Nhưng độ dính rất chắc và là loại keo không thể thiếu.
- Keo 502: keo này khỏi bàn về độ dính và quá thông dụng với các bạn. Loại keo này dùng để cố định mảnh ghép cực tốt. Nếu bạn xài giấy dầy kết hợp với 502, độ cứng của mô hình được tăng lên rất nhiều, không thua đồ nhựa mỏng là bao. Thường sau khi chỉnh sửa, ghép bằng 2 loại keo phía trên, bạn nên đổ 1 lượng rất ít keo 502 (1 giọt) lên mép dán, keo khô rất nhanh và cố định rất chắc. Nhược điểm là do keo khô nhanh nên sau khi dán rất khó gỡ ra / chỉnh sửa lại.Nếu xài quá liều thì keo cũng sẽ chảy ra ngoài mép dán và lem vào mô hình, rất khó nhìn. Keo 502 cũng có mùi rất khó chịu và độc. Nếu dây ra tay thì sẽ gây cảm giác bỏng rát khó chịu.
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/253970_188913964492934_1652337_n.jpg')
5. Kẹp nhíp:
Nhíp dùng để giữ, cố định những vật thể nhỏ mà bạn không cầm được, hoặc đơn giản là bạn không muốn sơn/ keo chảy vào tay mình. Đôi khi nhíp cầm chắc hơn là tay. Nên có 1 nhíp to và 1 nhíp nhỏ, tùy mục đích sử dụng. Đầu nhíp phải phẳng để có thể giữ mảnh ghép 1 cách chắc chắn nhất.
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/252190_188914037826260_4571038_n.jpg')
6. Thước:
Nếu chủ yếu xài kéo thì có lẽ bạn sẽ không cần thước nhiều lắm. Tuy nhiên thước rất cần thiết khi bạn xài dao. Nếu có nhiều tiền bạn có thể mua loại thước sắt không rỉ( tầm 40k), có độ dầy cao (hơn 1mm). Nó sẽ giúp bạn cắt thẳng, không bị dao lẹm vào tay. Thước sắt cũng có ưu điểm là xài lâu không bị cắt lẹm đi bởi dao. Nếu không thì bạn cũng có thể mua loại thước nhựa bình thường, 5k/ cái. Nhớ chọn loại chỉ có 1 mặt đo, còn mặt kia không có gì. Khi cắt ta sẽ xài mặt dày của thước, như vậy dao cũng khó có thể lẹm vào tay. Nhớ cắt thẳng 90 độ so với mặt giấy để tránh dao lẹm vào thước, do thước nhựa khá mềm.
Một tác dụng phụ của thước khi bạn dán: Đôi khi mảnh ghép của bạn hơi ẩm ướt và dễ rách, nhưng lại chưa dính chặt. Lúc đó bạn có thể đặt mảnh ghép lên 1 mặt phẳng mềm (xấp giấy, tạp chí..) sau đó ép cây thước lên trên thật chặt, rồi dùng tay miết . Do không tiếp xúc trực tiếp với mảnh ghép nên nó sẽ không bị rách (có thể dùng thước để tạo nếp gấp).
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/246591_457165994334395_1424196658_n.jpg')
7. Bút bi hết mực:
Bút bi hết mực rất dễ kiếm, không tốn kém và là 1 vật rất quan trọng. Đa số các trường hợp, mô hình yêu cầu bạn phải gấp mảnh ghép lại trước khi dán. Nếu bạn cứ để thế mà gấp thì có thể đường gấp sẽ không thẳng, không đạt yêu cầu hoặc thậm chí làm gẫy giấy. Do vậy bạn nên dùng bút bi hết mực, kẻ lên nếp gấp trước, đủ mạnh để giấy gẫy sắn tại điểm đó, và sẽ chỉ ở điểm đó thôi. Khi đó nếp gấp của bạn mới đạt yêu cầu. (loại này chắc không cần phải up ảnh )
8. Thớt lót (hay bàn cắt):
Thớt lót có nhiều loại. Loại tốt nhất làm bằng cao su, giá khoảng 150k cho 1 miếng khổ A3 và dầy 3mm. Đây là loại tốt nhất do sự bền chắc, khả năng bảo quản lưỡi dao tốt (vì mềm nên không làm hỏng lưỡi) và dễ sử dụng. Loại này gần như không có nhược điểm (nhược điểm duy nhất là tìm mua nó quá khó, nếu bạn không ở tp HCM). Mình không nhầm là ở HN có bán ở hàng Mã.
Loại thứ 2 là giấy. 1 xấp giấy nháp, tạp chí, báo cũng có thể sử dụng. Nhược điểm là dễ phát sinh mẩu giấy vụn làm rối mắt, có thể lẫn vào những mảnh ghép của bạn. Hơn nữa bạn phải thay thường xuyên sau 1 thời gian ngắn sử dụng vì chúng đã nát bươm. Loại này cũng bảo quản lưỡi dao tốt hơn những loại khác
Loại thứ 3 là tấm ván gỗ. Loại này sau 1 thời gian thì mặt phẳng sẽ nham nhở và bạn lại phải thay mới thôi. Loại này ăn lưỡi dao cũng rất nhanh vì độ cứng không cần thiết
Loại thứ 4 là mặt kính. Kính rất cứng nên nếu không làm rơi vật nặng lên nó thì hầu như không phải thay bao giờ. Cái mà bạn cần thay là lưỡi dao, và thường xuyên thay. Kính cũng khá trơn nên rất dễ cắt trượt, cắt vào tay hoặc lẹm vào mảnh ghép khác. Tuy nhiên có một số chi tiết theo kì cựu là cắt trên kính sẽ đẹp hơn
Với những người mới bắt đầu, đây là những đồ nghề tối thiểu bạn nên có. Tất nhiên, đồ nghề chỉ là công cụ mà thôi. Quan trọng nhất vẫn là bạn, sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, quan sát và sáng tạo, tất cả những thứ đó sẽ tạo nên một mô hình đẹp, có hồn. Hãy cứ bắt đầu từ những mô hình đơn giản nhất, và tăng dần độ khó theo thời gian. Sẽ có ngày tất cả mọi người phải trầm trồ trước sự khéo tay của bạn.
checkimg('http://www.lola.vn/data/images/247540_188914197826244_273470_n.jpg')
Tổng hợp: Internet