worldcup888 phân tích: Đoàn Văn Hậu dự bị dài hạn ở Heerenveen - nỗi lo không của riêng ai

worldcup888 phân tích: Đoàn Văn Hậu dự bị dài hạn ở Heerenveen - nỗi lo không của riêng ai


Xuất ngoại tới Hà Lan nhưng việc Đoàn Văn Hậu liên tục làm bạn với băng ghế dự bị đang trở thành nỗi lo không của riêng ai.

* Thầy Park là người lo nhất
HLV Park Hang-seo đương nhiên là người lo nhất lúc này. Từ tháng 3 tới tháng 6, ĐT Việt Nam sẽ có 3 trận đấu cực kì quan trọng ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, lần lượt gặp Malaysia (sân khách), Indonesia (sân nhà), UAE (sân khách). Đây là các trận đấu nằm trong lịch thi đấu của FIFA nên Văn Hậu đương nhiên có thể về nước chơi bóng. Thế nhưng liệu việc đang phải ngồi dự bị dài hạn ở Heerenveen có làm ảnh hưởng đến phong độ của cầu thủ người Thái Bình?

Xem thêm: ty le keo malaysia

Thực tế thời gian qua, Văn Hậu không được Heerenveen cho thi đấu nhiều, nếu như không muốn nói là rất ít (vẻn vẹn có 4 phút ở Cúp quốc gia Hà Lan). Nếu trong thời gian tới, Văn Hậu tiếp tục phải mài đũng quần trên băng ghế dự bị của Heerenveen (hiện đã là 15 trận) thì cho dù có tập luyện ở môi trường Hà Lan, khả năng Văn Hậu mất cảm giác bóng, suy giảm phong độ cũng là rất lớn (hãy nhìn gương của Công Phượng ở mùa giải 2018 thì biết). Khi đó khó tin là Văn Hậu có thể chơi tốt trong 3 trận còn lại của ĐT Việt Nam tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á.

Ngoài ra, một mục tiêu quan trọng khác trong năm 2020 của ĐT Việt Nam là bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup. Thế nhưng AFF Cup lại không thuộc hệ thống thi đấu của FIFA nên các CLB có quyền không nhả người về thi đấu, thậm chí kể cả khi đang trong kì nghỉ. Vì thế, HLV Park Hang-seo có thể sẽ không gọi được Văn Hậu về đá ở AFF Cup 2020, cho dù lúc đó Văn Hậu vẫn chỉ được làm bạn với băng ghế dự bị ở xứ sở hoa tuy líp. Đó sẽ là nỗi lo không nhỏ nữa của chiến lược gia người Hàn Quốc về học trò cưng của mình - Đoàn Văn Hậu.

* Nỗi lo của cả một nền bóng đá

Kể từ năm 2013 tới nay, 6 tuyển thủ Việt Nam đã xuất ngoại theo những con đường khác nhau. Thành công duy nhất thuộc về thủ môn Đặng Văn Lâm, người vốn được đào tạo từ nhỏ tại Nga. 5 cầu thủ khác gồm Công Vinh, Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh và Văn Hậu đều đã và đang thất bại trong việc để lại dấu ấn ở bên ngoài dải đất hình chữ S.

Tuy nhiên, nếu thất bại của các đàn anh đều có thể hiểu được, thì thật khó giải thích cho trường hợp của Văn Hậu. Anh là cầu thủ trẻ nhất hiện tại của ĐT Việt Nam, có tiềm năng lớn nhất trong thế hệ hiện tại, sở hữu thể hình lý tưởng của một ngôi sao châu Âu. Văn Hậu đến Heerenveen trong tư thế ngẩng cao đầu, với hành trang là những chiến tích rực rỡ ở tầm châu lục trong 2 năm qua, nghĩa là sở hữu mọi điều kiện mà một cầu thủ Việt Nam cần phải có khi bước ra thế giới. Thế mà Văn Hậu vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở Heerenveen - 1 CLB hạng trung bình ở Hà Lan.

Câu hỏi được đặt ra là nếu Văn Hậu còn trầy trật như thế thì liệu cầu thủ Việt nào đủ sức thành công ở ngoài biên giới? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa 1 cầu thủ thuần Việt (Văn Hậu) và 1 cầu thủ Việt kiều (Văn Lâm)? Thất bại này là của riêng Văn Hậu hay còn của những ai nữa? Không trả lời được những câu hỏi ấy, bóng đá Việt Nam sẽ còn gặp khó trong việc bước ra thế giới.