Worldcup888 phân tích: Lưu Ngọc Mai : Dành cả thanh xuân để yêu bóng đá
Nói đến Lưu Ngọc Mai, người hâm mộ bóng đá nữ sẽ chẳng bao giờ quên tiền đạo nhỏ nhắn nhưng có đôi chân vô cùng khéo léo, nhanh nhẹn này đã dành cả thanh xuân để ghi biết bao bàn thắng mang về vinh quang cho thời kỳ đầu mở cửa của bóng đá Việt Nam.
Bóng đá nữ Việt Nam đang có những ngày tháng tươi đẹp hơn với chức vô địch SEA Games và lọt vào trận play-off với cột mốc gần sát với Thế vận hội. Xã hội quan tâm, lãnh đạo ủng hộ và mục tiêu tương lai đặt ra cụ thể, rõ ràng hơn. Đây là giai đoạn các cô gái đã được quan tâm rất nhiều hoàn toàn khác với hơn 20 năm trước khi mà nhiều cái tên đặt viên gạch đầu tiên cho bóng đá nữ không có được diễm phúc như vậy
Xem thêm: ty le keo malay
Lưu Ngọc Mai hay còn gọi là Mai “gà” là một cái tên như vậy. Gần 26 năm trước cứ mỗi chiều cô gái này đều xách giày từ ngôi nhà nhỏ Q.5 ra sân Tao Đàn để tập chơi bóng đá. Khi đó Mai đang là VĐV đá cầu nổi tiếng của TP.HCM với những cú quăng người tung móc bóng trên không khá điêu luyện. Nhưng tình yêu với bóng đá đã thôi thúc trái tim cô, đưa Mai gia nhập đội bóng đá nữ Q.1, đội bóng lần đầu tiên xuất hiện năm 1994 để phục vụ cho chuyến du đấu xuyên việt Điện Biên cùng đội bóng Hoa Học Trò của Hà Nội.
Ba mẹ không đồng ý, định kiến xã hội không nhìn nhận 1 cô gái đi đá bóng, Lưu Ngọc Mai vẫn thể hiện sự say mê chơi bóng của mình, quyết tâm đi cùng đội, cứ 1 tuần 2.3 buổi . Đá xong lại về , không ăn ở tập trung như bây giờ vì đa số là những con người ở TP.HCM với sự dẫn dắt của huấn luyện viên Trần Anh Tuấn - hiện đang là giám đốc Trung tâm TDTT Q.1. Với Mai được ra sân “múa chân” cùng trái bóng khi ấy là niềm vui lớn vô cùng.
Trải qua hơn 10 năm tham gia bóng đá với xuất phát điểm là tự phát, không trường lớp, Mai đã có hầu như các danh hiệu cao quí của mình, vua phá lưới giải quốc nội, vua phá lưới SEA Games cùng đội tuyển quốc gia. Nếu so với nhiều mũi nhọn cùng thời khi đó như Nguyễn Thị Hà, Mai “gà” thấp bé nhẹ cân hơn rất nhiều nhưng đôi chân nhanh nhẹn cùng cách xử lý bóng tinh quái, khả năng chớp thời cơ khôn ngoan đã giúp cô trở thành tiền đạo số 1 Việt Nam.Chấn thương mắt cá chân với 2 con ốc vẫn còn nằm trong đó chính là minh chứng cho những cống hiến của cô gái vàng này với bóng đá nước nhà .
Giải nghệ và nắm giữ vị trí huấn luyện viên trưởng tuyến trẻ của TP.HCM, được đam mê với nghề là hạnh phúc của người làm nghề, nhưng đâu phải ai cũng may mắn như Mai, đâu phải ai cũng có được việc học đến nơi đến chốn như Mai. Nhưng hạnh phúc với nghề bao nhiêu thì Mai cũng phải vật lộn với cuộc sống bấy nhiêu. Nếu bóng đá có 1 khoảng lặng phía sau thì bóng đá nữ lại chính là nốt trầm nặng nhất .
Để theo đuổi đam mê huấn luyện của mình và có bằng để hành nghề, Mai phải đi học. Với cô đó là một cực hình vì Mai đã nghỉ học từ năm lớp 11, kiến thức gần như quên lãng, vậy là 20 năm sau khi gần 40 tuổi lại phải học lại, theo đuổi 10 năm để có tấm bằng thạc sĩ sau thời gian miệt mài tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao
Làm huấn luyện biết là lương thấp, biết là khó khăn nhưng so với chị em cùng trang lứa, so với những người khác thì Mai “gà” còn may mắn rất nhiều. Cô tâm sự với giọng trầm buồn khi nói về mức thu nhập chung của bóng đá nữ . Đội 1 kể cả tiền cơm thì vỏn vẹn 7 triệu đồng, còn các vận động viên trẻ thì chỉ có 4 triệu . Ngay cả lương 1 huấn luyện viên đứng đầu hệ thống trẻ của Q.1 như Mai cũng chỉ 4-5 triệu gồm tất cả nhửng khoản khác, 1 con số thấp rất nhiều so với mặt bằng chung, so với các HLV làm bóng đá cộng đồng .
26 năm gắn bó với bóng đá, 26 năm quần quật với nghiệp quần đùi áo số, 26 năm đối mặt với định kiến xã hội về bóng đá nữ, khi nhắc về gia đình nhỏ của mình cô gái nay đã 46 tuổi này với chỉ 1 từ : “Quen rồi”. Cô quen với nỗi buồn, quen với sự trống trải vì đâu phải ai cũng yêu 1 người con gái đi đá bóng, đâu phải ai cũng chấp nhận 1 cô gái suốt ngày ‘đốt da” ngoài nắng, đâu phải ai cũng có thể chia sẻ những gì đã hy sinh của họ cho bóng đá.
Lưu Ngọc Mai là một tấm gương tận tụy và luôn “cháy” hết mình cho bóng đá. Cô cũng thế hệ trang lứa như thủ môn Nguyễn Thị Kim Hồng, tiền vệ Đỗ Thị Mỹ Oanh và thế hệ đàn em như Đoàn Thị Kim Chi, Đặng Thị Kiều Trinh ngày ngày đem hết kinh nghiệm và kiến thức để huấn luyện, chỉ dạy cho đàn em. Dẫu biết khó khăn và đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho bóng đá, nhưng Ngọc Mai và các bạn của mình chớ hề kêu ca.
Chúng ta đang đặt ra những mục tiêu lớn như tham dự Olympic, như có mặt tại World Cup và để hiện thực hoá được những mục tiêu đó thiết nghĩ chúng ta phải làm 1 cách nghiêm túc , chúng ta phải đầu tư 1 cách khoa học, bài bản cụ thể và tất cả những điều đó không thể qua giấy mực, bằng những lời có cánh mà chính là thực tế. Phải làm sao cho cuộc sống của HLV, cầu thủ nữ tốt lên, phải giúp cho họ ổn định về mặt tinh thần, phải làm sao để sự hi sinh của tuổi thanh xuân của các cô gái như Ngọc Mai, Kim Chi..được đền đáp xứng đáng thì khi đó bóng đá Việt Nam mới mơ bay trên đúng đôi chân mạnh mẽ của mình.