worldcup888 phân tích: Thấy gì qua làn sóng HLV ngoại ở Đông Nam Á?

worldcup888 phân tích: Thấy gì qua làn sóng HLV ngoại ở Đông Nam Á?

 

Bóng đá Đông Nam Á những năm gần đây có những bước phát triển nhất định. Đi cùng với sự phát triển đó là làn sóng HLV tới từ các nền bóng đá phát triển trên thế giới. Không cần bàn cãi nhiều, với một loạt chiến công vang dội cùng bóng đá Việt Nam, HLV Park Hang-seo đang là nhà cầm quân gây ấn tượng mạnh nhất trong khu vực.

Thành công của HLV Park Hang-seo khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia quyết định bổ nhiệm một vị HLV Hàn Quốc khác - ông Shin Tae-yong vào chiếc ghế nóng đội tuyển xứ vạn đảo. Trong khi đó, bóng đá Thái Lan đặt niềm tin vào HLV người Nhật Bản Akira Nishino. Có một điểm chung là cả ông Nishino và ông Shin đều từng dự World Cup.

xem thêm: ty le keo

Một nhà cầm quân Nhật Bản khác là ông Tatsuma Yoshida hiện đang chèo lái đội tuyển Singapore. Bên cạnh đó, đội tuyển Philippines được dẫn dắt bởi nhà cầm quân người Serbia Goran Milojevic. HLV Felix Dalmas (Argentina) đứng mũi chịu sào ở tuyển Campuchia còn tuyển Myanmar “chọn mặt gửi vàng” HLV tới từ Đức Antoine Hey…

Tính ra, chỉ đội tuyển Malaysia và đội tuyển Lào sử dụng HLV xuất thân trong khu vực Đông Nam Á. “Những chú hổ Mã Lai” có thuyền trưởng bản địa - ông Tan Cheng Hoe trong khi HLV Varadaraju Sundramoorthy, quốc tịch Singapore đang làm việc ở xứ triệu voi.

Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bóng đá Đông Nam Á trở nên có sức hút với những HLV Đông Á, châu Âu hay Nam Mỹ? Theo bình luận viên Ngô Quang Tùng, đây giống như một quy luật tất yếu: “Đông Nam Á gần như có trình độ phát triển bóng đá thấp nhất thế giới. Khi người ta yếu, người ta đương nhiên tìm đến những người giỏi để dẫn dắt, học hỏi với hi vọng sẽ tiến bộ”.

Ông Tùng còn cho rằng, tính cạnh tranh giữa các nền bóng đá trong khu vực ngày một gia tăng. Ngoài sự so kè giữa Việt Nam và Thái Lan, Philippines, Myanmar, Malaysia hay thậm chí Campuchia, Singapore… cũng đang muốn vươn tầm. Đặt mục tiêu cao buộc các quốc gia này phải có kế hoạch tốt và tìm kiếm HLV giỏi từ các nền bóng đá trình độ cao hơn nhằm tạo sức bật về mặt chuyên môn. “Khao khát tìm người tài và chế độ tốt giúp Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn”, ông Tùng nhận định.

Đúng như ý kiến của ông Tùng, tại Đông Nam Á, các nhà cầm quân đều nhận được đãi ngộ hậu hĩnh. HLV Akira Nishino hưởng lương 80 nghìn USD/tháng khi dẫn dắt Thái Lan, mức lương cao ngang ngửa khi ông dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản. HLV Park Hang-seo của Việt Nam thấp hơn cũng đút túi 50 nghìn USD/tháng. Ông Shin Tae-yong cũng nhận không dưới con số trên ở xứ vạn đảo. Tuyển Philippines từng trả 100 nghìn USD/tháng để có sự phục vụ của HLV Sven Goran Erikson. Tới thời HLV Milojevic, con số được cho rơi vào khoảng 60 nghìn USD…

HLV Triệu Quang Hà đánh giá, tuy không phải HLV ngoại nào khi làm việc ở Đông Nam Á đều thành công nhưng nhìn chung họ đem lại cho bóng đá khu vực nhiều điểm đột phá: “Các HLV tới từ Đông Á, châu Âu luôn sở hữu tư duy chiến thuật phong phú, phương pháp huấn luyện hiện đại, chú trọng phát triển thể lực nên các đội bóng được họ dẫn dắt thường có nền tảng tốt, chơi kỷ luật hơn. Campuchia là một ví dụ. Trước đây họ rất yếu, chơi bóng bản năng nhưng giờ đã có mảng miếng. Hay như đội tuyển Việt Nam, hai phiên bản hay nhất là dưới thời HLV Calisto và HLV Park Hang-seo”.

Việc bóng đá Đông Nam Á ưa chuộng HLV châu Âu, Đông Á khiến HLV bản địa mất chỗ đứng ngay trên sân nhà. Đội tuyển Malaysia là đại diện hiếm hoi luôn đặt niềm tin vào HLV nội và chơi tương đối thành công.

HLV Rajagobal từng giúp Malaysia lên ngôi tại AFF Cup 2010, SEA Games 2009. Hiện tại, HLV Tan Cheng Hoe tuy chưa có danh hiệu nào nhưng đội bóng áo vàng trình diễn thứ bóng đá rất khó chịu. Đội tuyển Thái Lan cũng từng sử dụng HLV Kiatisak, đem đến hiệu quả cao. “Zico Thái” giúp bóng đá xứ chùa vàng thống trị tuyệt đối khu vực trong khoảng 3 - 4 năm trước khi rời ghế.

Nhưng ngoài hai ví dụ trên, thật khó kể ra những HLV Đông Nam Á để lại dấu ấn. Theo bình luận viên Ngô Quang Tùng, hai câu chuyện của người Mã và người Thái đều mang tính cá biệt, không thể đại diện cho bức tranh HLV ở Đông Nam Á.

“Malaysia luôn sử dụng các HLV đi cùng cầu thủ từ tuyến trẻ, họ có thời gian làm việc 7 - 10 năm cùng nhau nên dễ dàng hiểu nhau, từ đó tạo nên tập thể mạnh. Còn Kiatisak là tượng đài của Thái Lan, có uy với lớp đàn em nên cũng dễ dàng chỉ huy. Cộng thêm chút chuyên môn và may mắn, họ đã thành công. Phần còn lại, đại đa số các HLV Đông Nam Á chưa nhận được niềm tin đủ lớn. Ngay cả những người được giao trọng trách cũng chưa có sự ủng hộ tuyệt đối. Cạnh đó, HLV ở Đông Nam Á thường đem theo hơi hướng cục bộ vào huấn luyện và chưa biết phát huy khả năng bản thân nên khó thành công”, ông Tùng phân tích.

Đồng quan điểm, HLV Triệu Quang Hà cho rằng, các HLV ở Đông Nam Á thường chưa nhận được sự hậu thuẫn đủ tốt khi cầm quân. “HLV Park Hang-seo sở dĩ dẫn dắt tuyển Việt Nam chơi ấn tượng một phần nhờ dàn trợ lý hùng hậu hơn 10 người. Trước đó, HLV Nguyễn Hữu Thắng ngồi ở vị trí tương tự nhưng chỉ có 3 trợ lý. Đó là sự khác biệt rất lớn. HLV ngoại họ không vướng mắc về lợi ích với cá nhân, CLB nào nên dễ dàng đưa ra yêu cầu phục vụ công việc”, HLV Triệu Quang Hà nhận định.

Tuy nhiên, ông Hà khẳng định, đó không phải là tất cả nguyên nhân khiến HLV Đông Nam Á thua trên sân nhà. “HLV trong khu vực thường chỉ huấn luyện bằng kinh nghiệm. Ngay như tại Việt Nam, trong những người làm nghề, duy nhất chỉ HLV Hoàng Anh Tuấn sở hữu bằng Pro License (đủ điều kiện dẫn dắt mọi đội bóng). Bóng đá luôn phát triển, công tác huấn luyện nếu không phát triển sẽ tụt hậu”, ông Hà nói.

Cũng theo HLV Triệu Quang Hà, cách duy nhất để HLV ở Đông Nam Á khẳng định mình là phải học hỏi, trau dồi kiến thức: “Học hỏi có nhiều cách nhưng ra nước ngoài học từ thực tế là tốt nhất. Không làm được HLV trưởng thì làm trợ lý, những công việc chuyên môn. Jose Mourinho chỉ là trợ lý ngôn ngữ ở Barcelona nhưng nhờ ham học hỏi mà trở thành nhà cầm quân hàng đầu thế giới. Đó là tấm gương cho các HLV ở Đông Nam Á”.