worldcup888 phân tích: HLV Park Hang Seo và mặt trận khó nhất sự nghiệp cùng ĐT Việt Nam
Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là chiến dịch thứ 11 dành cho HLV Park Hang Seo cùng ĐT Việt Nam. Đó cũng là mặt trận khó khăn nhất mà ông cùng các cầu thủ phải đương đầu trong gần 4 năm qua.
xem thêm: ty le ca cuoc malaysia
Tính từ thời điểm nhận vị trí HLV trưởng vào tháng 10/2017 cho đến nay, ông Park Hang Seo cùng đội tuyển Việt Nam tham dự 10 giải đấu từ giao hữu đến chính thức các loại. Đó là M-150 Cup 2017, U23 châu Á 2018, ASIAD 2018, Giao hữu Tứ hùng 2018, AFF Cup 2018, Asian Cup 2019, King’s Cup 2019, SEA Games 2019, Vòng loại thứ 2 World Cup 2022 và VCK U23 châu Á 2020.
Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là chiến dịch thứ 11 mà nhà cầm quân Hàn Quốc cùng đội tuyển Việt Nam tham dự trong thời gian tới. Tất nhiên, so với 10 chiến dịch trước đó, đây là mặt trận khó khăn và đẳng cấp cao hơn cả. Bởi ngoài ở tầm cỡ ĐTQG, đó còn là nơi hiện diện của 12 đội châu Á mạnh nhất. Trong đó, 10 trong 12 đội chia nhau các vị trí trong top 10 đội tuyển hàng đầu châu lục. Nếu Việt Nam của ông Park từng nín thở ở VCK Asian Cup 2019 thì vòng loại thứ 3 Word Cup 2022 còn đáng sợ và mạnh hơn thế rất nhiều.
Phải khẳng định rằng, đây là chiến dịch quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất của đội tuyển Việt Nam trong lịch sử. Nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta có một thước đo đẳng cấp thật sự để biết mình ở đâu và phải làm gì để tiến lên trong tương lai. Với HLV Park Hang Seo, dù đây là giải đấu quan trọng nhất nhưng ở một góc độ dễ thở hơn, đây không phải là mặt trận mà ông chịu sức ép lớn bởi sự kỳ vọng. Bài học ảo tưởng của Thái Lan giúp Việt Nam biết cách nhìn nhận thực tế và tiếp cận mặt trận vòng loại thứ 3 World Cup 2022 với những mục tiêu vừa phải, phù hợp với sức mạnh của đội tuyển Việt Nam.
Vậy, mục tiêu mà Việt Nam hay HLV Park Hang Seo chờ đợi là điều gì, ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022? Thứ nhất, đó là thước đo cho chính bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam. Dưới thời HLV Park Hang Seo, dù có gặp Hàn Quốc, Nhật Bản, Iraq hay Iran, Việt Nam cũng chưa bao giờ thua với cách biệt 2 bàn trở lên trước đối thủ. Trước UAE có đội hình mạnh nhất và khát thắng nhất tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022 vừa rồi, thừa nhận Việt Nam run rẩy trong 60 phút đầu tiên bởi sự chênh lệch về đẳng cấp, nhưng 15 phút cuối trận đấu cho thấy sự lỳ lợm của đội tuyển Việt Nam với minh chứng là 2 bàn thắng.
HLV Park Hang Seo biến Việt Nam trở thành một tập thể không biết sợ. Họ có thể dao động bởi sự chênh lệch đẳng cấp trong một quãng thời gian nào đó, nhưng xét về tổng thể, Việt Nam chưa bao giờ bị vỡ trận trước đối phương. Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 với hàng loạt đối thủ mạnh của châu Á sẽ là dịp để Việt Nam một lần nữa thử xem bản lĩnh của mình đến nhường nào.
Thứ hai đó là quan điểm trong tư duy và chiến thuật. Năm 2007, Việt Nam bắt đầu có những trận đấu nghiêm túc ở một giải đấu quy củ với các đội hàng đầu châu Á. Khi ấy, Việt Nam thua kém đối thủ về thể chất, về tổ chức kỷ luật. 15 năm sau, những thua kém ấy thu hẹp đáng kể. Nhưng bóng đá, đặc biệt là chiến thuật, kỹ chiến thuật luôn thay đổi và vận hành không ngừng. Những khuyết điểm của các cầu thủ Việt Nam khi đối đầu với những đội hàng đầu châu Á về đẳng cấp, kỹ thuật, khả năng nhận định tình huống xuất hiện một cách rõ rệt. Xuân Trường có thể là một cầu thủ giỏi ở Việt Nam cũng như tầm Đông Nam Á. Nhưng anh vẫn dễ dàng bị các tiền vệ UAE qua mặt trong các tình huống đối đầu 1-1 và khai thác khoảng trống phía sau lưng với tần suất liên tục. Quang Hải thuộc diện cầm bóng tốt ở Việt Nam. Thế nhưng anh cũng chẳng thể lên bóng nổi quá nửa sân khi các tiền vệ UAE đánh chặn rất tốt.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Cầu thủ Việt Nam đương nhiên học được nhiều điều trước những đối thủ mạnh. Và biết đâu đấy, cánh cửa xuất ngoại một lần nữa được mở ra, một cách thực sự với đội tuyển Việt Nam sau vòng loại thứ 3 World Cup này. Theerathon Bunmathan, Teerasil Dangda cũng từ đấu trường này mà đưa sự nghiệp của bản thân lên một tầm cao mới.