tin worldcup888: V-League dời lịch sang năm 2022: Coi chừng vỡ bình
1. Sau nhiều lần tính toán và lên những phương án tiếp tục tổ chức LS V-League 2021 không thành công, VPF vừa đưa ra phương án dời giải đấu chuyên nghiệp đến tháng 2/2022 thì lăn bóng trở lại.
Dù chưa chính thức và cũng mới chỉ nằm trong dự tính nhưng kế hoạch này của VPF đang gây ra phản ứng từ nhiều đội bóng tại V-League. Thậm chí như HAGL còn... sốc với quyết định từ phía BTC.
Hàng loạt lý do làm nhiều CLB không muốn và không mong V-League dời sang năm 2022, trong đó đáng chú ý nhất vẫn nằm ở vấn đề tài chính khi gánh nặng dồn lên vai các đội bóng trong bối cảnh mùa giải đã đi qua hơn 1/2 chặng đường.
V-League dời lịch sang năm 2022: Coi chừng vỡ bình
V-League 2021 vẫn chưa thể trở lại
2. Nhìn vào tình hình hiện tại, rõ ràng có thể thông cảm cho VPF khi khó đưa ra giải pháp hợp lý hợp tình để tiếp tục tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện tại.
VPF cố gắng chủ động đưa giải đấu về đích, đồng thời tính toán sao cho phù hợp với quyền lợi các CLB không va với tuyển Việt Nam trong năm 2021 nên tình cảnh ấy càng khó chọn ra giải pháp khả dĩ hơn.
Xem thêm: https://keoworldcup2022.com
Càng khó khăn, khi cũng chẳng ít người hâm mộ muốn nhìn tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam mạnh nhất tham dự các giải đấu quốc tế trong thời gian tới đây. Vì vậy phương án tổ chức song song V-League với các lần tập trung của ĐTQG rất khó được tính đến.
3. Đến lúc này việc dời giải đấu sang năm 2022 trên thực tế vẫn đang ở giai đoạn... khảo sát, đo phản ứng từ các CLB và chưa có quyết định cuối cùng.
V-League dời lịch sang năm 2022: Coi chừng vỡ bình
nhưng VPF cần tính hết các phương án để giải đấu về đích
Tuy nhiên, dù tính thế nào đi chăng nữa xem ra VPF cũng cần phải nghĩ xa, an toàn nếu không muốn đối mặt với viễn cảnh rất xấu sau này với V-League.
Trên thực tế, nếu dời giải đấu sang năm sau nhiều khả năng một số CLB khó có thể duy trì vì khó khăn kinh tế. Cần biết rằng, ngoài chuyện lương bổng ra thì hầu hết các đội bóng đều sống vào tiền tài trợ.
Phần lớn những hợp đồng tài trợ của nhiều đội bóng tại V-League chỉ có thời hạn đến hết năm 2021, thậm chí là ngắn hơn khi chỉ ký trong khoảng thời gian 1 mùa giải (rơi vào 8-9 tháng) nên khi kéo sang năm sau trở nên vô cùng rắc rối.
Khó khăn về tài chính và không thể duy trì có thể dẫn tới bỏ giải, thậm chí nguy cơ giải tán đội bóng thực sự rất gần. Điều này chẳng phải là doạ, hay lo xa bởi mùa nào cũng vậy, nhiều đội bóng chọn phương án bỏ giải vì thiếu tiền là thấy.
Đơn cử nhất như đầu mùa 2021, CLB hạng Nhì Gia Định vừa lên hạng nhất đã phải xin rút lui vì thiếu kinh phí chẳng hạn, chưa kể còn hàng loạt đội bóng khác cũng loay hoay chuyện duy trì, tìm tài trợ.
Các đội bóng đương nhiên thấu hiểu hoàn cảnh của VPF đồng thời sẵn sàng chia sẻ nhiều khó khăn giống 2 năm qua, nhưng ngược lại cũng cần BTC quan tâm hơn để đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn là phần khó "chuyền bóng" cho CLB.
Ai gỡ được nút thắt cho VPF và gỡ rối tơ lòng cho các CLB?