Tình ho khan kéo dài có nguy hiểm gì không?
Ho là một trong những triệu chứng để nhận biết rất nhiều căn bệnh, vì vậy mọi người thường gặp khó khăn trong việc phân biệt bệnh của mình. Ho cũng có nhiều loại, chẳng hạn như ho khan, ho kéo dài, ho có đờm,... Trong đó, triệu chứng ho cũng là đặc điểm nhận biết của một số bệnh nguy hiểm như Covid-19, ho gà, ho lao. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng ho khan kéo dài này.
1. Ho khan kéo dài là gì ?
Cơn ho khan thường làm bạn khó chịu, giảm sút chất lượng cuộc sống. Nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh phổi mãn tính, bệnh COVID-19 do virus corona chủng mới. Nếu bị ho khan kéo dài, bạn nhất định phải đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và có hình thức can thiệp kịp thời.
checkimg('https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/upload/hinhanh/tre-bi-ho-khan-phai-lam-sao2.jpg')
Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ho cấp tính thường kéo dài tối đa không quá 3 tuần, bán cấp từ 3-8 tuần, được gọi là kéo dài khi ho trên 8 tuần.
Sau đây tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài tại Việt Nam:
- Dị ứng
- Hen suyễn
- Viêm phế quản
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Tác dụng phụ của thuốc ức chế men chuyển angiotensin
2. Các nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài
1. Lao phổi: đây là nguyên nhân khá phổ biến tại Việt Nam, nhiều khi chỉ xuất hiện với triệu chứng ho đơn độc.
Gợi ý nhiễm lao khi:
– Ho khan hoặc có đàm trên 2 tuần
– Sốt nhẹ về chiều
– Đổ mồ hôi đêm
– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
– Có thể kèm ho ra máu
2. Hội chứng ho đường hô hấp trên hay hội chứng chảy nước mũi sau
Ở các nước Tây Âu đây là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài
Gợi ý bệnh khi: người bệnh thường xuyên phải đằng hắng để làm sạch chất tiết ở mũi họng, có thể làm thay đổi giọng nói, gây khàn giọng do nghẹt mũi và sung huyết mũi, đôi lúc bệnh nhân không có dấu hiệu gì ngoài ho. Xác định khi loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.
Nguyên nhân của chảy nước mũi sau thường do dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi xoang mạn.
3. Trào ngược dạ dày thực quản:
Đây là bệnh lý của đường tiêu hóa nhưng lại biểu hiện bằng triệu chứng của đường hô hấp, nên thường dễ bị bỏ sót.
Ngoài ho có thể có một số dấu hiệu kèm theo như: nóng rát sau xương ức, có vị chua ở miệng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, có thể khàn giọng, thay đổi giọng nói, đau họng, do viêm dây thanh âm sau, ho thường xuất hiện nhiều về đêm. Tuy nhiên khoảng 40% số người mắc bệnh không có các triệu chứng trên.
checkimg('https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/upload/hinhanh/nguyen-nhan-ho.jpg')
4. Hen phế quản
Đây là nguyên nhân thường gặp tiếp theo của ho mạn, ngoài ho kéo dài còn có các triệu chứng kèm theo như: khò khè, khó thở, nặng ngực triệu chứng xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm.
Hen nên xem xét ở những bệnh nhân có tiền căn dị ứng hoặc gia đình có người bị hen. Ho liên quan đến hen thường theo mùa, hoặc khi tiếp xúc với lạnh, bụi, nấm mốc, không khí khô, nước hoa, phấn hoa…
Để giúp hổ trợ chẩn đoán bệnh nhân nên được đo hô hấp ký và FNO.
5. Ho sau nhiễm trùng
Đây là nguyên nhân phổ biến trong ho bán cấp, chiếm khoảng 11%-25% ho mạn. Ho dai dẵng chiếm khoảng 25%-50% sau nhiễm Mycoplasma pneumonia, Chlamydophila pneumoniae, Bordetella pertussis. Ho có thể kéo dài vài tuần, đến vài tháng dù đã hết nhiễm trùng.
6. Thuốc điều trị tăng huyết áp (Nhóm thuốc ức chế men chuyển)
Đây là nhóm thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch, tỉ lệ ho chiếm khoảng 2-33% trong số các bệnh nhân dùng thuốc.
Thường xuất hiện sau một tuần điều trị, có khi sau vài giờ, một số bệnh nhân có thể khởi phát trễ hơn đến 6 tháng sau sử dụng thuốc.
Ho khan, kèm cảm giác ngứa ở cổ họng
Thường hết triệu chứng sau khi ngưng thuốc 4 ngày, có thể đến 4 tuần
7. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân có hút thuốc lá, chỉ có một số ít do phơi nhiễm với các chất gây viêm mạn đường thở như khói và bụi. Có thể ho khan hoặc ho đàm, đàm trong COPD thường trắng trong, đổi màu khi có nhiễm trùng kèm theo.
Hô hấp ký giúp chẩn đoán xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở trong ho mạn.
8. Dãn phế quản
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ho đàm mạn tính, số lượng đàm thường nhiều, có thể kèm ho ra máu, khó thở. Tại Việt Nam bệnh thường là di chứng của lao phổi đã điều trị khỏi trước đó.
XQ phổi và CT ngực giúp xác định bệnh này
9. Ung thư phổi
Ung thư phế quản chỉ chiếm khoảng 2% trong các nguyên nhân ho mạn
Ung thư phế quản nên được xem xét ở những bệnh nhân đang hút hoặc đã ngưng hút có các triệu chứng nghi nghờ sau đây:
– Ho mới xuất hiện hay thay đổi tình trạng ho mạn do hút thuốc lá gần đây
– Ho trên một tháng khi đã ngừng hút thuốc lá
– Ho ra máu.
3. Phòng ngừa ho khan kéo dài
Ho kéo dài là một triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, đây là biểu hiện bệnh lý không chỉ của riêng đường thở. Nên bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân, không nên chủ quan mua thuốc ho ở tiệm thuốc, để bệnh kéo dài không có lợi cho việc điều trị sau này.
Để làm giảm tình trạng ngứa họng ho khan kéo dài, người bệnh cần thực hiện những điều dưới đây.
Kê gối cao khi ngủ
Tư thế ngủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn ngứa họng ho khan về đêm, nhất là khi bạn đang có đờm. Cụ thể như sau:
– Nếu bạn nằm ngửa, đầu thấp khi ngủ thì dịch mẫu sau và chất nhầy sẽ dồn về phía cổ họng, gây kích thích khiến bạn ho khan
– Nếu bạn nằm ngủ với tư thế thấp khối thì axit trong dà dày có thể bị trào ngược lên vùng phổi, họng gây nên ho khan
Tình trạng ngứa họng ho khan về đêm sẽ chấm dứt khi bạn áp dụng những cách sau đây:
– Nằm nghiêng khi ngủ: Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp bạn dễ thở, cổ họng cũng được thoáng hơn, không bị chắn bởi dịch và chất nhầy, tình trạng ho khan cũng được chấm dứt
– Kê gối cao hơn đầu: Khi bạn kê gối cao từ 15 – 20 cm thì đường hô hấp mở, thông thoáng và có thể ngăn ngừa các chất kích thích xuống cổ họng, gây kích ứng và tạo ra các cơn ho khan khó chịu
Ngăn chặn bệnh trào ngược dạ dày để phòng tránh bệnh ngứa họng ho khan
Khi bạn nằm xuống, lượng axit trong dạ dày sẽ bị kích ứng, trào ngược lên phổi, gây nên các cơn ho khan. Tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn nếu bạn ăn nhiều vào buổi tối hoặc ăn quá sát giờ ngủ. Vì thế, để có thể ngăn chặn tình trạng ngứa họng, ho khan, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
– Ăn ít vào bữa tối
– Cố gắng ăn tối sớm, không ăn vào lúc quá sát giờ ngủ, nên duy trì giờ ăn tối muộn nhất là 2 giờ trước khi ngủ
– Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ quá lạnh hoặc đồ quá nhiều dầu mỡ
– Kê gối cao và nằm nghiêng khi ngủ
Tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Nhiệt độ lạnh hoặc nóng từ điều hòa, quạt điện, máy sưởi…sẽ khiến đường thở của người bệnh khô và các cơn ngứa họng ho khan càng nhiều hơn. Vì thế, bạn cần phải có biện pháp để làm giảm sự ảnh hưởng của không khí không trong gia đình. Đặc biệt là ở những gia đình có con nhỏ. Các biện pháp sẽ như sau:
– Trồng nhiều cây xanh như hương thảo, oải hương, húng quế, bạc hà cay, hòa bình…Cây xanh sẽ giúp cân bằng độ ẩm, lọc không khí, tránh hiện tượng nấm mốc
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong ngủ
Sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ giúp cải thiện tình trạng ngứa họng ho khan hiệu quả
checkimg('https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/upload/hinhanh/Nguyen-Nhan-Ho-Khan.jpg')
Dùng mật ong để giảm tình trạng ho
Dùng mật ong và nước nóng để trị ho là phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng. Mật ong và nước nóng sẽ làm dịu màng nhầy trong cổ họng, tình trạng ngứa họng ho khan sẽ giảm đáng kể.
Lưu ý: Bạn không được sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì lúc này trẻ đang còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ngộ độc, có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Bạn hãy sử dụng 2 muỗng cà phê mật ong pha cùng một tách nước ấm và một vài giọt nước cốt chanh. Sử dụng đều đặn vào mỗi buổi tối 30 phút trước khi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng ngứa họng ho khan đáng kể.
Phòng khám Hoàn Cầu với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, cam kết sẽ khám chữa và tư vấn nhiệt tình cho ngườ bệnh cùng chi phí hợp lý nhất.