Điều trị viêm tai giữa có nên uống thuốc kháng sinh không?
Viêm Tai Giữa là một trong những biến chứng phổ biến của viêm mũi họng và viêm họng (“tai giữa” - phần tai nằm bên trong màng nhĩ). Bệnh lý viêm tai giữa thường xuyên xuất hiện rất sớm ở đối tượng trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, khi trẻ được ba tuổi, khoảng 85% trẻ em đã từng bị viêm tai giữa.
Điều trị viêm tai giữa không dùng kháng sinh luôn là mong muốn của đông đảo người bệnh. Bởi vì thuốc kháng sinh tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đi kèm là nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vậy thực chất viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không? Bài viết sau đây, các chuyên gia khoa tai mũi họng sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc đó!
VIÊM TAI GIỮA CÓ CẦN UỐNG KHÁNG SINH KHÔNG?
Những Loại Thuốc Điều Trị Viêm Tai Giữa
Hầu hết các bệnh về tai thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc. Theo đó, các nhóm thuốc được chuyên gia chỉ định bao gồm:
++ Nhóm thuốc kháng sinh: Nhóm bêta – lactam, nhóm macrolid và nhóm quinolon là những lựa chọn đầu tiên được chuyên gia cân nhắc để điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh aminoglycosid được khuyên nên lưu ý khi sử dụng, nhất là với trẻ đang trong độ tuổi tập nói dưới 3 tuổi. Bởi vì nhóm kháng sinh này có khả năng gây hại cho ốc tai của bé, khi dùng sai cách sẽ dẫn đến câm điếc!
++ Thuốc chống viêm: Loại corticoid ngắn ngày (dùng 7 - 10 ngày), non-steroid, có tác dụng ngăn chặn tiến triển viêm, hạn chế phù nề, phục hồi lại cấu trúc cho các mô bị tổn thương. Kết hợp cùng với nhóm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nhất.
++ Thuốc hạ sốt, giảm đau: Vậy viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không? Câu trả lời cho bạn là có và phải kết hợp thêm nhiều loại thuốc khác để giảm đau, hạ sốt. Thường là paracetamol vì tính an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, liều lượng dùng cần phải phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh ở mỗi người.
Những loại thuốc điều trị viêm tai giữa
Những Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tai Giữa
Không phải bất cứ trường hợp viêm tai giữa nào cũng có liệu trình điều trị giống nhau. Vì đối với mỗi giai đoạn bệnh và mức độ nghiêm trọng của nó, chuyên gia sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Do đó, để biết viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chữa trị tốt nhất.
► Đối với viêm tai giữa xung huyết:
Thường chỉ cần điều trị bằng phương pháp nội khoa, cụ thể là thuốc kháng sinh toàn thân. Trường hợp xung huyết thường là do các vi khuẩn liên cầu, phế cầu và Hemophilus Influenza,... gây ra. Nên loại kháng sinh nhóm b lactam là phù hợp nhất để điều trị để chống phù nề, chống viêm, giảm đau, hạ sốt, kết hợp điều trị đồng thời các triệu chứng ở tai mũi họng.
► Đối với viêm tai giữa ứ mủ:
Trong giai đoạn ứ mủ, việc trích rạch màng nhĩ là rất quan trọng để dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Đồng thời, chuyên gia sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị khác, có thể tương tự với giai đoạn xung huyết ở trên.
Điều trị viêm tai giữa phải phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh
► Đối với viêm tai giữa thủng màng nhĩ:
Đây là tình trạng viêm tai giữa kéo dài, đi qua 2 giai đoạn trên. Do dịch mủ ứ đọng quá nhiều bên trong tai phá vỡ màng nhĩ để chảy ra ngoài qua ống tai. Có nghĩa là màng nhĩ của bệnh nhân đã bị rách. Việc điều trị thuốc tai được đánh giá là rất có ý nghĩa đối với giai đoạn này.
Điều Trị Viêm Tai Giữa Nên Đến Cơ Sở Y Tế Chuyên Khoa Uy Tín
Như vậy, với thắc mắc viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không, thì câu trả lời là CÓ, nhưng sử dụng như thế nào còn phải phù thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn như giai đoạn xung huyết, dùng thuốc giảm đau otipax là chủ yếu, giai đoạn ứ mủ phải kết hợp dùng kháng sinh với trích rạch màng nhĩ, còn giai đoạn vỡ mủ thì phải nhóm thuốc chữa viêm và tuyệt đối tránh thuốc kháng sinh có chứa aminosid.
Đó là lý do các chuyên gia luôn khuyên người bệnh viêm tai giữa không được tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị tại nhà. Mà tốt hơn hết là hãy đến bệnh viện tai mũi họng uy tín HCM càng sớm càng tốt để nhận được phác đồ thích hợp, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc do dùng thuốc sai cách xảy ra.
Điều trị viêm tai giữa ở phòng khám chuyên khoa
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm tai giữa có cần uống kháng sinh không, đồng thời cũng tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình và người thân khi chẳng may bị bệnh. Ngoài ra, bạn đừng ngại để lại bình luận bên dưới để gặp chuyên gia nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ nhé!