Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không ?
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em, nhưng cũng không loại trừ xảy ra ở người lớn. Đây là tình trạng bị viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể bị nhiễm trùng hoặc vô trùng. Vậy để biết rõ hơn về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? các bậc phụ huynh hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Sự nguy hiểm của trẻ khi mắt bệnh viêm tai giữa là gì ?
Bệnh viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng có thể điều trị khỏi dễ dàng khi còn trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được các bậc cha mẹ quan tâm chữa trị kịp thời, đúng cách, thì trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
⇒ Gây mất thính lực lâu dài
Trẻ bị viêm tai giữa ở mức độ nặng có nguy cơ cao mất khả năng nghe. Dù rằng, nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần dần bị hết đi, nhưng nước này cũng có thể vẫn tồn tại nơi tai giữa. Sau thời gian dài, có thể dẫn đến phá hư màng nhĩ hoặc chuỗi xương dẫn âm thanh, gây điếc tai vĩnh viễn.
⇒ Gây thủng màng nhĩ
Trong thời gian tai giữa của trẻ bị viêm, nước nhầy và mủ có thể sẽ tích tụ rất nhiều ở trong tai giữa, thậm chí đè lên màng nhĩ, không được giải phóng ra ngoài nên phải tự rách để mủ chảy ra ngoài. Tình trạng này, khiến trẻ mắc bệnh có cảm giác đau tai dữ dội và không ít trường hợp cần phải tiến hành mổ để có thể vá lại.
⇒ Viêm xương chẩm
Biến chứng viêm tai giữa rất phổ biến, trong đó phải kể đến đó là viêm xương chũm. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến các biến chứng nội sọ như: Viêm màng não hay ápxe não, làm tăng nguy cơ tử vong…
Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa đúng cách
Khi chẳng may mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy tham khảo một số cách chăm sóc dưới đây:
⇒ Đầu tiên, khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về bệnh viêm tai giữa ở trẻ, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp các chuyên gia chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra, điều trị kịp thời, tránh trường hợp tái phát khi trưởng thành.
⇒ Dùng thuốc kháng sinh để hạ sốt, giảm đau và kết hợp với thuốc chống viêm, tiêu mũ, giảm xung huyết màng nhĩ.
⇒ Đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm là nóng lên lỗ tai và để trẻ được nghỉ ngơi.
⇒ Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
⇒ Không cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ, để tránh sữa chảy vào tai.
⇒ Hãy để trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá, đồng thời giữ ấm cho trẻ…
⇒ Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ mỗi ngày, tránh cho các tác nhân gây bệnh viêm tai giữa có cơ hội xâm nhập và phát triển.
⇒ Dùng tăm bông vệ sinh sạch tai của trẻ khi bị dính nước, để phòng tránh mắc bệnh viêm tai giữa.
⇒ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, cụ thể trẻ phải được bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, được giữ ấm và hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh ho, cảm cúm…
Qua một vài thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng đã có thể giải đáp được phần nào thắc mắc về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không? từ đó, giúp người bệnh sớm tìm ra hướng khắc phục phù hợp, hiệu quả cao nhất. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin truy cập bệnh viện tai mũi họng HCM nhé cả nhà.