Xemdabanhhd đưa tin: Tuyển Việt Nam: Xây lộ trình như thế nào lấy vé World Cup

Xemdabanhhd đưa tin: Tuyển Việt Nam: Xây lộ trình như thế nào lấy vé World Cup

 

Tuyển Việt Nam "chấm" World Cup 2030 để thêm thời gian chuẩn bị, nhưng cơ hội đến World Cup 2026 không thể bỏ qua và nên có một lộ trình bài bản để hiện thực hóa giấc mơ.
1. Để đến được World Cup 2026 vấn đề đầu tiên vướng mắc nhất đối với bóng đá Việt Nam vẫn nằm ở câu chuyện kinh tế.


Xem thêm: https://xemdabanhhd.net

 

Tất nhiên, trong bóng đá tiền không phải khi nào cũng quyết định tới thành công. Nhưng với việc bóng đá Việt Nam chuẩn bị cho giấc mơ đến với giải đấu lớn nhất hành tinh một cách khá chậm thì việc đảm bảo tiềm lực tài chính có lẽ là con đường ngắn nhất để hoàn thành mục tiêu.

Với lời hứa của bầu Đức cũng như việc bóng đá Việt Nam đang có nhiều ông chủ doanh nghiệp khác, khả năng vấn đề này sẽ được giải quyết nếu VFF bắt tay xây dựng và có lộ trình cho tuyển Việt Nam đến World Cup 2026 một cách minh bạch, rõ ràng.

2. Nhìn vào tuyển Việt Nam lúc này, sau 4 năm nữa lứa Quang Hải, Công Phượng… vẫn đang ở độ tuổi tương đối sung sức để hoàn toàn tiếp tục gánh vác trọng trách đưa đội nhà đến và chơi ở World Cup 2026.


Tuyển Việt Nam hiện tại vẫn sung sức cho mục tiêu dự World Cup 2026
Thế nhưng, nếu chỉ trông vào lứa cầu thủ vàng này cùng nhóm kế cận U23 Việt Nam vừa bảo vệ chức vô địch SEA Games 31 hay thành công ở VCK U23 châu Á xem chừng là chưa đủ.

Nói một cách khác, tuyển Việt Nam cần nhiều sự lựa chọn hơn về nhân sự, cũng như đảm bảo khoảng cách về chuyên môn giữa dự tuyển đến đội hình chính không quá xa.

3. Trên thực tế, VFF chưa đặt tham vọng điền tên ngay World Cup 2026, bởi theo tổ chức này, bóng đá Việt Nam cần chuẩn bị thêm tiền đề và cái đích gần nhất hướng tới là World Cup 2030. Dẫu vậy, World Cup 2026 vẫn là một cơ hội và tuyển Việt Nam không nên bỏ phí để "thực tập" cho đến khi chín muồi điều kiện.


nhưng VFF vẫn cần xây dựng cho các cầu thủ, đội tuyển trẻ và cả tuyển Việt Nam một lộ trình khác để hướng đến mục tiêu chung 
Ở hoàn cảnh hiện tại, ngoài việc trông vào V-League hay các CLB, VFF bắt buộc phải tìm thêm hướng đi cho riêng mình hòng xây dựng một lứa cầu thủ tài năng, chủ lực để đảm bảo cho tuyển Việt Nam sức mạnh cao nhất hòng đua tranh tối đa.

Thế nên bắt buộc VFF phải dựa vào công tác đào tạo ở CLB hoặc những lò chuyên nghiệp vốn đã xây dựng, cũng như đi vào hoạt động một cách xuyên suốt, bài bản khá lâu.

Không chỉ dựa vào nguồn lực này, VFF buộc phải thay đổi hay nói cách khác xây dựng hệ thống thi đấu trẻ từ U19 đến U21 một cách chuyên nghiệp, bài bản hơn thay vì tổ chức vòng loại rồi chọn đội vào VCK.

Có nghĩa để lứa cầu thủ trẻ trưởng thành nhanh bắt buộc phải được thi đấu nhiều hơn thay vì chỉ dăm trận vòng loại cùng số lần ra sân tương tự ở VCK như đã thấy nhiều năm qua.

Hệ thống các giải trẻ có lẽ nên chuyển sang thể thức thi đấu như V-League để coi như đây sẽ là nền tảng cho đội tuyển trong tương lai, không chỉ với mỗi mục tiêu cho World Cup 2026.

Không chỉ cần thay đổi thể thức ở các giải trẻ, VFF có lẽ cũng cần tăng cường tập trung các đội tuyển U23, tuyển Việt Nam đi tập huấn một cách thường xuyên thay vì từng đợt như lúc này.

Việc tập trung thường xuyên sẽ khiến các CLB thiệt thòi, nhưng phương án đưa ra danh sách mỗi đội khoảng 50-100 cầu thủ gọi xoay vòng mỗi lần tập trung sẽ vẫn đảm bảo được quyền lợi cho các đội bóng, cũng như không ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của V-League.

Để bắt tay vào thực hiện lộ trình nói trên đương nhiên phải có tiền và như đã nói VFF lúc này cần làm một đề án cụ thể nhằm thuyết phục bầu Đức nói riêng hay các ông bầu, chủ doanh nghiệp, CLB… chung tay để sớm khởi động mục tiêu gần World Cup 2026, trước khi "chốt hạ" với World Cup 2030.