Những bước thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Những bước thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Bệnh nghề nghiệp là một trong những trường hợp thuộc quyền lợi nhận trợ cấp BHXH của người lao động. Vậy xác định mức trợ cấp tương ứng với mức giám định như thế nào? Thủ tục làm hồ sơ giám định bệnh nghiệp gồm những gì?

1. Ai cần giám định bệnh nghề nghiệp?

Khi người lao động làm việc trong môi trường, nghề mà Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành có những yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị mắc phải những bệnh hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 5%.

Theo điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.”

Vì vậy, có 02 trường hợp mà người lao động thường gặp:

Người lao động được giám định sau khi đã điều trị bệnh tật nhưng còn di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trường hợp người lao động không có khả năng điều trị bệnh ổn định thì được giám định trước hay trong quy trình điều trị.

Đọc thêm bài: hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội

2. Những bước thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp gồm những gì?

Người lao động đang thuộc quản lý của doanh nghiệp thì cần giấy giới thiệu giám định. Mẫu giấy giám định thuộc Phụ lục 1 Thông tư 56

Hoặc giấy đề nghị khám giám định của người lao động độc lập dựa theo mẫu Phụ lục 2 Thông tư 56

Bản chính/bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người lao động cần thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Các hồ sơ đã chuẩn bị, người lao động sẽ đến Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Bước 2: Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Nếu trong 10 ngày Hội đồng y khoa không có giám định bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo nêu rõ lý do cho người lao động.

Bước 3: Trong vòng 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa phát hành Biên bản giám định y khoa.

Xem thêm: hướng dẫn cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội

3. Hỗ trợ nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp

Hiểu được những thủ tục rườm rà, gây mất thời gian, ảnh hưởng cho người lao động, đặc biệt là đối với trường hợp lao động đang trong diện hỗ trợ trợ cấp bệnh nghề nghiệp. Nhằm giải quyết khó khăn cho quý khách hàng, công ty BHXH TP.HCM cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhận trợ cấp giúp cho người lao động. Bên cạnh hỗ trợ bệnh nghề nghiệp mà còn hỗ trợ người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp tử tuất,... Do đó, quý khách hàng đang gặp trở ngại thì hãy liên hệ đến công ty BHXH TP.HCM để nhận hỗ trợ tư vấn và thực hiện dịch vụ uy tín và nhanh chóng từ chúng tôi.

Xem qua bài: bảo hiểm tử tuất và hưu trí

 

Bảo hiểm xã hội cá nhân

Hotline: 0932.383.089

Email: cs@aztax.com.vn