5 nhóm biển báo giao thông: đặc điểm, cách nhận biết.

5 nhóm biển báo giao thông: đặc điểm, cách nhận biết.

Biển báo giao thông đường bộ là một phần không thể thiếu của hệ thống Luật giao thông đường bộ Việt Nam. Bất kể người tham gia giao thông điều khiển bất kỳ loại phương tiện giao thông nào thì việc hiểu và nắm rõ các loại biển báo rất quan trọng. Qua bài viết dưới đây, Mitsubishi Trung Thương sẽ đề cập đến 5 nhóm biển báo giao thông ở nước ta. Nếu hiện tại quý khách hàng đang có nhu cầu sở hữu những mẫu xe 4 chỗ, xe 7 chỗ Mitsubishi, hãy đến với Mitsubishi Trung Thượng để khám phá, trải nghiệm những mẫu xe như: Mitsubishi Xpander Cross, Pajero Sport, Outlander,... hiện đang được trưng bày tại đại lý chúng tôi với chương trình khuyến mãi hấp dẫn. 

1. Biển báo giao thông là gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:

  • Đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  • Thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  • Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;
  • Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.

Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo giao thông cố định lại có biển báo khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo giao thông có tính chất tạm thời.

2. Phân loại và ý nghĩa các biển báo giao thông2.1 Biển báo cấm

Biển báo cấm là loại biển báo giao thông biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

checkimg('https://www.mitsubishitrungthuong.org/files/bi-n-b-o-giao-th-ng-bien-bao-cam-UvCDHhdd5t.jpg')

Nhóm biển báo cấm

2.2 Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

checkimg('https://www.mitsubishitrungthuong.org/files/bi-n-b-o-giao-th-ng-nguy-hiem-hiYBqmimcc.jpg')

Nhóm biển báo nguy hiểm

2.3 Biển báo hiệu lệnh

Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.

checkimg('https://www.mitsubishitrungthuong.org/files/bi-n-b-o-giao-th-ng-hi-u-l-nh-s2MKDsyAOj.jpg')

Nhóm biển báo hiệu lệnh

2.4 Biển báo chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn dùng là biển báo giao thông để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Biển chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ để người tham gia giao thông dễ quan sát.

checkimg('https://www.mitsubishitrungthuong.org/files/bi-n-b-o-giao-th-ng-ch-d-n-TBfAgQfqAG.jpg')

Nhóm biển báo chỉ dẫn

2.5 Biển phụ, biển viết bằng chữ

Biển phụ cũng là 1 loại biển báo giao thông thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để người tham gia giao thông hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.

Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển…

checkimg('https://www.mitsubishitrungthuong.org/files/bi-n-b-o-giao-th-ng-bien-phu-ynJTGUNa55.jpg')

Nhóm biển báo phụ, biển viết bằng chữ

Biển phụ có dạng hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng. Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển báo giao thông chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.

Tại Mitsubishi Trung Thượng, chúng tôi cũng cung cấp các dòng xe gia đình, xe đa dụng, nổi tiếng từ hãng như Mitsubishi Xpander, Mitsubishi Outlander, New Triton Athlete, All New Pajero Sport,... Với bề dày thành tích hơn 40 năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, các chương trình ưu đãi hấp dẫn với chất lượng phục vụ đáng tin cậy.

Xem thêm:

Mitsubishi Outlander 2023: Giá cả hợp lý, trang bị động cơ hiện đại

Mitsubishi Xpander số sàn có tiêu thụ nhiên liệu tốt như lời đồn

Top 5 xe 4 chỗ giá tốt nhất năm 2022 gọi tên những xe nào?

Link bài viết:https://www.mitsubishitrungthuong.org/5-nhom-bien-bao-giao-thong-dac-diem-cach-nhan-biet-434/