Khám phá 5 Nghi Lễ Truyền Thống của Đám Cưới Việt Nam

Khám phá 5 Nghi Lễ Truyền Thống của Đám Cưới Việt Nam

Lễ cưới hỏi, nghi lễ thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người, đòi hỏi sự nắm vững và hiểu biết sâu sắc về các nghi thức. Đây chính là bước ngoặt đáng nhớ và tôn trọng đối với đôi uyên ương. Mời bạn cùng Tierra khám phá 5 nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt qua bài viết này.

1. Lễ dạm ngõ

Nghi lễ dạm ngõ, trong danh sách ba nghi lễ cưới hỏi quan trọng của người Việt, thể hiện sự gặp gỡ giữa hai gia đình (nhà gái và nhà trai). Nghi lễ này thường diễn ra tại nhà gái, khi nhà trai đem lễ vật sang để chính thức giới thiệu gia đình hai bên. Mỗi vùng miền có thể có các thủ tục lễ khác nhau, nhưng điều này luôn thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái.

Trong lễ dạm ngõ, không cần sự trung gian của người mai mối. Cả hai gia đình, nhà gái và nhà trai, sẽ cùng thảo luận và quyết định ngày đính hôn và ngày tổ chức đám cưới, bên cạnh việc xác định các thủ tục cần thiết.

Tuy chỉ là phong tục trong lễ cưới hỏi đơn giản nhưng lễ dạm ngõ vẫn được nhiều gia đình lưu giữ và xem là dịp quan trọng để hai gia đình gặp gỡ, gắn kết nhau hơn.   

checkimg('https://lh3.googleusercontent.com/zZ49QIcysmBMQaNXLbCKCXygYXEJNr9MyVr4eXzAoevFc3O6f9_tOz1ZpePoIhjDq3NfQLgCV9GL75JPNdz8P2sB861KGPHQjm1A6BGuCxF-L9_K39iZtulLGmUgfxGqtAh20q4bbz-A8EiUeZGyULI')

2. Nghi lễ cưới hỏi thứ hai: Lễ đính hôn

Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng không kém trong phong tục lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc kết thông gia giữ hai bên gia đình. Tùy vào từng vùng miền sẽ có những khác biệt về sính lễ như sau:

+ Đối với miền Bắc: nhà trai sẽ cần chuẩn bị tráp lễ theo số lẻ như: 5,7,9,11.

+ Đối với miền Nam: ngược lại nhà trai sẽ chuẩn bị tráp lễ theo số chẳn như: 4,6,8,10.

Nhà gái sẽ nhận lễ vật và chính thức công nhận gả con gái cho nhà trai. Từ đó cả hai sẽ chính thức thành vợ chồng chưa cưới và chờ ngày cưới để công bố hai họ. Trong lễ đính hôn, có một nghi thức quan trọng đó là cặp đôi sẽ trao nhẫn cầu hôn trước sự chứng kiến của gia đình hai bên.

checkimg('https://lh6.googleusercontent.com/L6DouvMtpVTFe53RsjKyCeOu714cG5UlTz0Mn7RLNadRwUbl1k7ii7ZE2EnO_-KbnIe0RLtGwrda1-spzQJ2t-IB6Zv_PYnfgkzUUqoK4Ufw6XPC1XjCDzOgqTyN2zK8lMOf_m4q4sD71G-7dAqbrOc')

3. Nghi lễ cưới hỏi thứ ba: Lễ xin dâu

Đây là nghi lễ nhỏ trong nghi thức lễ cưới hỏi truyền thống và được thực hiện trước giờ đón cô dâu về nhà chồng. Theo đó, mẹ của chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình sang nhà gái, đem theo trầu cau và một chai rượu. Sau đó đại diện nhà gái sẽ nhận lễ vật, đặt lên bàn thờ gia tiên và thắp hương. Sau đó, nhà trai sẽ quay về để chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu.

4. Nghi lễ cưới hỏi thứ tư: Lễ rước dâu

Trong phong tục lễ cưới hỏi truyền thống, quan trọng bật nhất và không thể thiếu đó chính là lễ rước dâu. Trong lễ này, chú rể sẽ đón cô dâu về nhà bằng hoa cưới và lễ vật. Theo truyền thống lễ vu quy tại nhà gái, hai bên gia đình sẽ trao nhau các lễ vật và trao của hồi môn cho cô dâu như một lời chúc phúc cho đôi tân hôn vĩnh viễn hạnh phúc và thịnh vượng. Thông thường nghi thức này sẽ được thực hiện ngay sau nghi lễ xin dâu diễn ra.

Sau khi kết thúc lễ vu quy chú rể sẽ đón cô dâu về nhà và tiếp tục với lễ thành hôn tại nhà trai. Trong buổi lễ quan trọng này, cặp đôi sẽ trao nhẫn cưới cho nhau. Chiếc nhẫn được lồng tay mỗi người như một lời cam kết về sự gắn bó, dành thật nhiều yêu thương, nhẫn nại và kiên trì cho nhau từ giờ cho đến cuối đời. Sau buổi lễ này, cặp đôi sẽ được công nhận là vợ chồng không chỉ của người thân, bạn bè mà còn bà con lối xóm.checkimg('https://lh5.googleusercontent.com/XrjqYNiWq1QcjeqhVCPTt6hglZCydwc83tq3k1XPB2VBKmromX8M3J_g1WH0uK-DiG5KtAazWWdWXCwHdvvJHIfF6nMvMsYOBxskJyozhWb6z0hqcmcL-T6vFbAUXyBjA36wXnhSISLG2cFatwt3js8')

5. Nghi lễ cưới hỏi thứ năm: Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là nghi thức cuối cùng trong phong tục lễ cưới hỏi. Nhưng do hiện nay đám cưới hiện đại ngày càng được ưa chuộng và đã cắt giảm bớt nghi lễ này và tiết kiệm thời gian. Thế nhưng vẫn còn một phần lớn gia đình vẫn tổ chức một đám cưới theo các nghi lễ truyền thống và giữ nét văn hóa truyền thống rất riêng của người Việt.

Trong buổi lễ này, cô dâu sẽ cùng chồng trở về nhà mình kèm theo sính lễ đơn giản như bánh kẹo, cha và mẹ của cô dâu sẽ là người chia sẻ và động viên con gái của mình. Họ sẽ giúp cô dâu mới sẽ thoải mái và ý thức được trách nhiệm của mình cùng vai trò mới. Đồng thời đây còn là dịp cả gia đình sẽ thân thiết và gần gũi hơn.

Trên đây là thông tin 5 nghi lễ cưới hỏi truyền thống trong đám cưới Việt, hy vọng với bài viết này Tierra sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét đẹp truyền thống và nếu bạn vẫn đang tất bật cho ngày trọng đại nhưng lại chưa tìm được cho mình cặp nhẫn cưới - cầu hôn ưng ý thì hãy ghét ngay với Tierra nhé.

Với mục tiêu mang đến những sự lựa chọn lý tưởng về tín vật trăm năm, Tierra Diamond với bộ sưu tập nhẫn cưới - nhẫn cầu hôn bạch kim đa dạng về thiết kế, được chế tác tinh xảo, tận tâm, sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của bạn về món kỷ vật một đời.

Đến với Tierra, bạn sẽ được trải nghiệm mua sắm trong không gian thoải mái, riêng tư với chế độ tư vấn 1-1 cùng đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ và giúp bạn tìm ra món trang sức trong tầm ngân sách. Cùng với chính sách bảo hành, thu đổi cạnh tranh và giao hàng miễn phí toàn quốc, bạn có thể an tâm mua sắm dù bất kỳ đâu.

Xem thêm tại:

5 nghi lễ cưới hỏi truyền thống trong đám cưới Việt