Kirigami - Paper cutting - Giới thiệu và hướng dẫn cơ bản (Phần 3)

Kirigami - Paper cutting - Giới thiệu và hướng dẫn cơ bản (Phần 3)

1. Kirigami 

- Kirigami hiện đại: 

a. Thể loại 90 độ: Một loại thiệp được thiết kể xem được khi mở ra 1 góc 90 độ

Đây là bản hướng dẫn chi tiết thể loại mẫu thiệp 90 độ nhé cả nhà

http://www.mediafire.com/?jt9h3twi76i4lu8  

Trên pattern của thể loại này thường chia các đường theo 2 cáchCách1: đường liền nét (cắt) và đường đứt nét (gấp)Cách2: đường đen (cắt), đường màu xanh (gấp lồi) và đường màu đỏ ( gấp lõm ) hoặc ngược lại đường màu xanh (gấp lõm) và đường màu đỏ ( gấp lồi ). Để phân biệt bạn có thể nhìn vào hình mẫu có sẵn, hoặc tưởng tượng hình dựng lên sau khi hoàn thành 

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/90.jpg')

b. Thể loại 180 độ: Một loại thiệp được thiết kể xem được khi mở ra hoàn toàn (180 độ)

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/180.jpg')

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/1801.jpg')

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/1802.jpg')

 c. Thể loại 360 độ: Loại ít phổ biến nhất, là mẫu xem được khi giấy mở ra 360°.

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/360.jpg')

d. Một loại nữa ít được nhắc đến là dạng 0 độ, chỉ bằng việc cắt giấy lồng các mảnh giấy vào nhau , bạn có thể tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật

Loại này chỉ cần cắt như paper cutting và lồng thêm giấy làm ruột thiệp

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/553964_457160364334958_653992063_n.jpg')

- Riêng kirigami truyền thống thì chỉ cần một miếng giấy có thể gấp một hoặc nhiều lần và cắt xuyên qua những lớp giấy này, khi mở ra sẽ được sản phầm

checkimg('http://www.lola.vn/data/images/539539_457163854334609_1482270192_n.jpg')

 

2. Paper cutting - hay tranh cắt giấy

Được chia thành nhiều loại, như : stencil, silhouette, chinese paper cut, scheren-schnitt...cái này phụ thuộc vào cách cắt và cách giữ các mảng màu mà gọi thành hoặc phong cách của một số nền văn hóa, chứ không phụ thuộc vào góc độ.

Trong đó thì có 2 loại : stencil và silhouette là khá đối nghịch nhau.

Silhouette chủ yếu là tạo phần hiển thị, tức là các nhân vật..v...v. ----> làm ruột thiệp là chủ yếu. Stencil chủ yếu là tạo khung, các phần tử hiển thị bị cắt bỏ ra ngoài ---> làm bìa thiệp là chủ yếu. Người ta tận dụng 2 điểm này để tạo nên các pop-up card đơn giản hoặc dùng nó làm nguyên liệu chính để thiết kế thiệp pop-up

Để làm thể loại này cũng cần có các dụng cụ cơ bản như thể loại 0 độ của kiri hiện đại.

Về một mẫu in đạt tiêu chuẩn thì thường là 2 màu tương phản như trắng đen hoặc đỏ trắng, hoặc các đường viền. Nhưng cách sửu dụng 2 màu tương phản sẽ tốt hơn vì có thể nhận ra rõ ràng đây là vùng bỏ đi và vùng giữ lại

 

III/ Hướng dẫn cắt 

1. Cắt in hay cắt trực tiếp

- Đây là cách đơn giản nhất và được các bạn chọn nhiều và các bạn mới tập chơi hay dùng

- Có thể sử dụng in màu.

- Giấy in phải dày, thường là 180gsm 120gsm...vì một mẫu tranh cắt giấy nếu độ dày của giấy quá mỏng như A4 thường thì rất khó khi cầm và có thể rách.

- Các mẫu in thường là các đường nét

- Phải in ngược mẫu

 

ưu điểm : nhanh, đơn giản

nhược điểm : khi cắt thì dễ bị ảnh hưởng của mồ hôi tay làm giảm chất lượng, các nét cắt khi xong thì vẫn còn các đường in, các chi tiết mãnh sẻ không thể hiện rõ được, sau khi in thì chất lượng giấy cắt cũng bị ảnh hưởng( thương là xơ giấy hoặc ẩm nếu để lâu)

.....

 

2. Cắt lót cắt gián tiếp

- Đây là cách sử dụng tách biệt mẫu cắt và giấy cắt

- Mẫu in được in luôn phần đen và in trên giấy A4

- Giấy cắt có thể sử dụng nhiều màu theo ý mình, và độ dày giấy có thể tùy chọn

- Có thể in theo bất kì chiều nào cũng được

- Khi cắt thì người cắt phải cố định phần giấy in lên trên giấy cắt

 

Ưu điểm : chi phí in rẻ, màu sắc giấy cắt có thể tùy chọn với các màu tối ( như đen, nâu thì khi in sẻ không bao giờ được), chất lượng mẫu cắt khá tốt

Nhược điểm : khó khi áp dụng trên các mẫu cắt khổ lớn(A2,A1,A0), kĩ thuật cắt phức tạp hơn, người cắt phải thao tác trên 2 mặt cắt, lực tay sử dụng khá mạnh (vì có thể xuyên nhiều lớp giấy)

.....

 Qua những phân tích trên thì người mới chơi nên dùng kiểu cắt in và lâu dần chuyển sang cắt lót để tăng độ tinh xảo của tác phẩm.

Về các mẫu tự vẽ thì cũng tuân thủ theo như cắt in.

 

IV/ Thông tin cụ thể về nơi mua dụng cụ:

1. Hà Nội:

_ Cửa hàng họa phẩm ngay cổng Trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội - phố Yết Kiêu

_ Cửa hàng Thanh Phong là 70 ngõ 75 đường giải phóng, gần ĐH Xây dựng 

_ Ngõ Đại An, Nguyễn Trãi - ĐH Kiến trúc có đầy đủ các loại dụng cụ _ Ngoài ra còn có thể mua giấy ở Hàng  mã, các nhà sách như Nguyễn Văn Cừ (đường  Xuân Thủy ) ...

_ Dao mổ: các cửa hàng thiết bị y tế ở Phương Mai

 

 2. Hồ Chí Minh: 

_ Cửa hàng Ngàn Thông, 55A đường Pasteur-Q1

_ Cửa hàng ArtFriend số 24 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q.1: giá cả hơi cao nhé mng

_ Cáci cửa hàng bán đồ Mỹ THuật trước ĐH kiến trúc và ĐH kinh tế: Tiệm Tỷ Phước, Lộc...

_ Phố giấy Hải Thượng Lãn Ông. Q5

_ Chợ y tế Nguyễn Giản THanh Q10

_ Số ‎105 Bùi Thị Xuân Q. Tân Bình

 

3. Đà Nẵng:

_ Hợp lực -  Nguyễn Chí Thanh  ( Gần quán Chuồn Chuồn Ớt ) 

_ Đối  diện cổng trường Đại Học Kiến Trúc đà nẵng

_ Nơi mua Nhíp hay  kéo đầu nhọn, dao - xung quanh cổng trường Y ở đường Hùng Vương

_  Nhà sách Fahasa 

_ Bán Kim tuyến -   hoa sao  đường Trần Quốc Toản .... 

 

4. Nha Trang:

_Dao cán tròn (nếu bạn có điều kiện): có tại tạp hóa Quỳnh Nga đường Bắc Sơn,60k trở lên  

_Giấy:

a. Shop Âu Cơ (đường Nguyễn Trãi): thường có giấy màu đen và màu sữa

b. Shop Trí Đức (cạnh shop Âu Cơ): chuyên giấy 5k

c. Nhà sách Phương Nam: giấy loại thường, thỉnh thoảng có ánh kim

d. Nhà sách Fahasa: chuyên giấy ánh kim và các loại giấy có vân

e. Shop Hằng Mơ (khu vực chợ Đầm): chuyên bán sỉ các loại giấy làm thiệp

f. Metro: có bán nhưng không đa dạng, chưa từng mua lốc nào nên không biết nó bán loại nào, thường 1 lốc có đủ màu.

 

5. Hải Phòng: 

_Keo: Chợ Đổ, chợ Cát bi

_Giấy:  

a. hiệu sách Tiền Phong và chợ Đổ 

b. chipishop ở 54/170 Thiên Lôi

 

6. Cần Thơ:

- Fahasa đường 30/4 hoặc Fahasa Co-op Mart

- Nhà sách Phương Nam

- Shop Xinh Xinh (gần ngã tư Mậu Thân cạnh bánh mì sài gòn)

- Dao mổ lưỡi số 11, cán số 3. có thể mua ở các tiệm dụng cụ y tế trên đường trần hưng đạo hoặc kế phở 16 đường 3/2

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!!

 

Nguồn từ VNK, Hội giấy các tỉnh, Hội quán tranh giấy  ....

 

 

Thích bài viết này
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến